⭐️ Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh trĩ

Nội dung

Bệnh trĩ nội và dấu hiệu

      Nằm bên trong trực tràng và thường không gây khó chịu nên người mắc phải sẽ không thể cảm thấy hay nhìn thấy chúng. Tuy nhiên khi đi đại tiện, các búi trĩ có thể chịu áp lực và kích thích dẫn đến chảy máu ( hay còn gọi là hiện tượng đi cầu ra máu). Thỉnh thoảng, áp lực có thể khiến búi trĩ nội lòi ra ngoài gọi là sa búi trĩ gây đau và khó chịu.

bệnh trĩ nội và dầu hiệu

Bệnh trĩ ngoại và triệu chứng

     Trĩ ngoại thường nằm ở vùng da quanh hậu môn. Khi bị kích thích, trĩ ngoại có thể gây ngứa hoặc chảy máu. Đôi khi máu có thể ứ lại ở bên trong búi trĩ và tạo thành những cục máu đông khiến búi trĩ sưng viêm và đau dữ dội.

Yếu tố nguy cơ

  • Ngồi lâu thường xuyên
  • Tiêu chảy hoặc táo bón mãn tính
  • Béo phì
  • Mang thai
  • Quan hệ tình dục qua đường hậu môn
  • Chế độ ăn ít chất xơ
  • Độ tuổi: bệnh thường xảy ra hơn ở người cao tuổi.
  • Gia tăng áp lực ổ bụng gặp trong những người thường xuyên lao động nặng.
  • U vùng tiểu khung bao gồm u đại trực tràng, u ở tử cung
  • Sa tử cung ở phụ nữ

Tác hại của bệnh trĩ nội trĩ ngoại

     Khi đi cầu, áp lực rặn khiến búi trĩ phình ra. Phân đi ngang búi trĩ làm xướt bề mặt búi trĩ gây chảy máu. Nếu mạch máu lớn có thể nghiêm trọng và khó cầm máu hơn.

Những người bị rối loạn đông máu hoặc đang dùng thuốc chống nhiễm trùng có nguy cơ chảy máu cao hơn. Búi trĩ có thể tạo ra một con đường dễ dàng cho vi khuẩn xâm nhập vào máu và gây nhiễm trùng.

Mẹo cầm máu: Nếu trường hợp chảy máu nhiều xảy ra, có thể nằm xuống và đặt gối dưới búi trĩ để nâng mông lên trên tim. Tránh gãi trĩ, dùng áp lực nhẹ nhàng để ngăn chảy máu. Búi trĩ sẽ ngừng chảy máu trong vòng vài phút.

Hãy đến các cơ sở y tế nếu như có các trường hợp sau đây:

  • Chảy máu rất nặng
  • Chóng mặt
  • Chảy máu kéo dài hơn một vài phút
  • Đau dữ dội

Chữa bệnh trĩ nội và trĩ ngoại

     Điều trị bệnh trĩ xuất hiện theo cách tương tự như bất kỳ vết thương hở nào khác, giữ cho khu vực này càng sạch càng tốt. Có thể sử dụng khăn lau trĩ hoặc nước để làm sạch sau mỗi lần đi tiêu. Lót một miếng băng hoặc gạc để bảo vệ có thể giúp giảm đau.

Khám bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào, chẳng hạn như:

  • Sưng, đau nhức nhối, mưng mủ
  • Có múi hôi đến từ búi trĩ
  • Sốt, ớn lạnh

Những lựa chọn điều trị bệnh trĩ nội , trĩ ngoại

     Mọi người thường có thể sử dụng phương pháp điều trị tại nhà để giảm triệu chứng:

  • Ăn ít nhất 25- 30 gram chất xơ mỗi ngày
  • Tránh dùng sức rặn khi đi tiêu
  • Vệ sinh sạch vùng hậu môn sau mỗi lần đi tiêu
  • Thoa các loại kem trị bệnh trĩ không kê đơn
  • Tránh gãi hoặc ngoáy ở búi trĩ
  • Nếu kèm với sa tử cung, có thể thử nhẹ nhàng đẩy búi trĩ trở lại vào trực tràng.

Can thiệp y tế khi bị bệnh trĩ

    Đôi khi bệnh trĩ tự biến mất. Tuy nhiên, các trường hợp khác trĩ có thể gây khó khăn trong sinh hoạt, vệ sinh hoặc gây đau dữ dội. Trong những trường hợp này, cần phải điều trị.

  • Chích xơ chỉ định trong trĩ độ 1 và 2, không chỉ định cho trĩ ngoại, trĩ có huyết khối, trĩ nội bị viêm loét hoặc hoại tử.
  • Thắt bằng dây thun,  cao su được đặt bao quanh búi trĩ, thắt gây thiếu máu cục bộ, búi trĩ bị xơ, teo lại và tự rụng đi.
  • Quang đông hồng ngoại: Dùng nhiệt để thu nhỏ búi trĩ.
  • Phẫu thuật cắt búi trĩ: Cắt búi trĩ nếu chúng quá lớn và các phương pháp khác không hiệu quả.

can thiệp y tế khi bị bệnh trĩ

Phòng ngừa bệnh trĩ nội trĩ ngoại

     Bệnh trĩ xảy ra khi có quá nhiều áp lực lên tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn. Áp lực quá mức có thể do dùng sức rặn mạnh trong khi đi tiêu hoặc mắc chứng táo bón. Có thể tránh những nguyên nhân này bằng cách uống nhiều nước và chế độ ăn giàu chất xơ.

Nhiều phụ nữ đang mang thai bị bệnh trĩ. Để giảm nguy cơ này cần tập thể dục thường xuyên, tránh ngồi quá lâu hay nằm nghiêng bên trái lâu.

Các mẹo khác để giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ bao gồm:

  • Không nên nhịn đại tiện.
  • Chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả
  • Tránh sử dụng thuốc nhuận tràng không có chỉ định phù hợp của bác sĩ

Bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên về các cách khác có thể thực hiện để giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ căn cứ vào tình trạng sức khỏe và hồ sơ bệnh án của bệnh nhân.

Cao tiêu trĩ An Trĩ Nam Xua tan nỗi lo bệnh trĩ

Cao tiêu trĩ An trĩ nam là một trong những sản phẩm điều trị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại có hiệu quả trên thị trường hiện nay. Sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi đội ngũ bác sĩ tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đương trong nhiều năm.

Theo đó, Cao tiêu trĩ An Trĩ Nam là sản phẩm được sản xuất 100% từ thảo dược tự nhiên, dựa trên bài thuốc chữa trĩ từ 9 loại dược liệu quý, có tác dụng đặc trị là: Ngư Tinh Thảo, Nha Đam Tử, Toàn Yết, Tỳ Ngải, Bạch Thược, Hoàng Liên, Hòe Hoa, Mã Đậu Linh và Ngũ Bội Tử.

Mỗi vị thuốc có một công dụng riêng, điều quan trọng là các lương y của Tâm Minh Đường đã khéo léo gia giảm và kết hợp liều lượng các vị thuốc với nhau để chúng hòa quyện và phát huy hết tối đa dược tính.

>> Xem thêm : Chữa bệnh trĩ nhờ cao tiêu trĩ An Trĩ Nam

 

return to top