⭐ Thoái hóa cột sống

Nội dung

Thoái hóa cột sống là gì? 

Thoái hóa cột sống có hai dạng là thoái hóa cột sống thắt lưng và thoái hóa cột sống cổ. Đây là bệnh lý mạn tính có tỷ lệ mắc cao, thường tiến triển chậm và tăng dần về mức độ.

Tổn thương cơ bản của bệnh này là tình trạng sụn khớp và đĩa đệm ở cột sống bị thoái hóa gây đau, biến dạng cột sống và hạn chế khả năng vận động. Tuy nhiên, cũng tùy vào vị trí thoái hóa (lưng/cổ) mà những tổn thương cơ bản của bệnh sẽ khác nhau.

Trong thoái hóa cột sống lưng, vị trí các đốt L4-L5, L5-S1 là phổ biến nhất vì thường chịu áp lực lớn từ trọng lượng cơ thể. Trong khi đó, ở thoái hóa cột sống cổ thì vị trí mắc bệnh phổ biến nhất là ở các đốt C5-C6-C7.

Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống có thể là hậu quả gây ra bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Trong đó, các nguyên nhân được liệt kê dưới đây là phổ biến hơn cả:

  • Quá trình lão hóa tự nhiên: Tuổi tác càng cao thì xương, sụn khớp càng bị bào mòn, lão hóa do quá trình trao đổi chất và sản sinh tế bào mới kém đi.
  • Lao động nặng: Người làm công việc hay phải bê vác, xách, gánh nặng hoặc thường phải cúi người, xoay cổ, khom lưng thường xuyên sẽ gây áp lực lớn lên hệ thống sụn khớp và đĩa đệm.
  • Tư thế sinh hoạt sai: Ngồi nhiều, ngồi quá lâu, nằm sai tư thế, thói quen xách nặng bên thuận…
  •  Người có tiền sử chấn thương cột sống, từng phẫu thuật cột sống do tai nạn.
  • Thiếu chất: Ăn uống không đủ chất, đặc biệt là sự thiếu hụt của canxi, vitamin, magie, kali… sẽ làm chậm quá trình tái tạo sụn khớp mới, đẩy nhanh tốc độ bào mòn cột sống và làm giảm độ tuổi thoái hóa cột sống.
  • Di truyền: Một số trường hợp sinh ra thì cấu trúc cột sống đã yếu và dễ bị thoái hóa hơn người khác.
  • Lười vận động: Lười hoạt động thể chất khiến xương khớp kém linh hoạt, quá trình tuần hoàn máu và trao đổi chất đến xương khớp kém sẽ đẩy nhanh tốc độ thoái hóa.

          nguyên nhân gây thoái hóa cột sống

Triệu chứng thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống có những triệu chứng điển hình tùy vào vị trí mắc bệnh. Ta có thể nhận ra bệnh này qua một số dấu hiệu lâm sàng sau:

Đối với thoái hóa cột sống thắt lưng

  • Các khớp liên đốt cột sống kém linh hoạt vào buổi sáng sau khi ngủ dậy khiến người bệnh khó xoay, trở mình một cách bình thường.
  • Đau khu trú tại cột sống: Đau âm ỉ kéo dài, đau tăng khi vận động, giảm đau nếu nghỉ ngơi, cơn đau với cường độ mạnh liên tục cả ngày lẫn đêm nếu thoái hóa nặng. Một số trường hợp có thể đau rễ thần kinh, đau dọc dây thần kinh tọa nếu có chèn ép do thoát vị hoặc hẹp ống sống.
  • Lục khục cột sống khi cử động.
  • Biến dạng cột sống gây gù, vẹo, tư thế giảm đau.

Đối với thoái hóa cột sống cổ 

  • Đau: Đau âm ỉ kéo dài kèm co cứng cơ vùng cổ cấp tính. Cấp độ đau tăng lên khi người bệnh cúi đầu, ngửa cổ, nghiêng hoặc xoay cổ, hắt hơi, ho, ngồi ở một tư thế quá lâu, khi căng thẳng hoặc trời lạnh.
  • Đau lan tỏa từ cổ xuống một hoặc hai bên tay, đau lan tỏa toàn bộ vùng gáy, quanh khớp vai. Cơn đau có thể nhức nhối sâu trong cơ xương.
  • Cảm giác kiến bò, tê chạy dọc cánh tay và lan xuống các đầu ngón tay.
  • Cơn đau có thể khiến người bệnh chóng mặt, nhức đầu, ù tai, hoa mắt, yếu cơ, teo cơ vùng vai và cánh tay… nếu có hội chứng rễ thần kinh hoặc chèn ép tủy.

Biến chứng của bệnh thoái hóa cột sống 

Thoái hóa cột sống nếu không được điều trị sớm và đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Cụ thể:

  • Thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa;
  • Tổn thương rễ thần kinh;
  • Biến dạng cột sống;
  • Chèn ép tủy sống;
  • Mất chức năng vận động, yếu liệt.

          các biến chứng của thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống có chữa khỏi được không?

Thoái hóa cột sống là bệnh lý có tính chất mãn tính và thường tiến triển từ từ, tăng dần về cấp độ và triệu chứng. Nếu để bệnh tiến triển nặng, có biến chứng chèn ép thì sẽ khó điều trị. Vì vậy, ngay khi mới có các triệu chứng ban đầu người bệnh cần được can thiệp sớm bằng phương pháp phù hợp.

Hiện nay trong điều trị thường hướng đến hai mục tiêu là cắt triệu chứng, giảm tốc độ thoái hóa, giải quyết chèn ép rễ thần kinh nếu có. Bên cạnh đó, người bệnh cần được phục hồi chức năng vận động bằng cách luyện tập, thay đổi lối sống và sinh hoạt nhằm ngăn ngừa nguy cơ tái phát.

Điều trị thoái hóa cột sống

Điều trị bằng tây y

Trong điều trị, tùy vào tình trạng bệnh lý và mức độ tổn thương mà các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng một hoặc phối kết hợp một số loại thuốc sau:

  • Nhóm thuốc giảm đau: Phổ biến nhất là chỉ định dùng Paracetamol hoặc Efferalgan. Ngoài ra, trường hợp nặng có thể dùng Opiat và dẫn xuất Opiat hoặc Tramadol.
  • Nhóm thuốc giảm đau, chống viêm không chứa steroid: Điển hình là các loại như Ibuprofen, Diclofenac, Piroxicam, Meloxicam, Celecoxib hoặc thuốc chống viêm dạng bôi ngoài da như Diclofenac gel hoặc Profenid gel.
  • Nhóm thuốc giãn cơ: Ví dụ như Tolperisone hoặc Eperison.
  • Nhóm thuốc chống thoái hóa cho tác dụng chậm: Điển hình là Piascledine, Glucosamine sulfate hoặc Chondroitin sulphat.
  • Nhóm thuốc giảm đau thần kinh: Sử dụng nếu có triệu chứng chèn ép rễ. Điển hình là các loại như: Gabapentin, Pregabalin, Mecobalamin hoặc các Vitamin nhóm B (B1, B6, B12).
  • Corticoid: Tiêm ngoài màng cứng trong trường hợp có đau rễ thần kinh tọa hoặc chèn ép tủy sống.

Phương pháp điều trị ngoại khoa được chỉ định trong trường hợp thoái hóa cột sống gây thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống gây đau thần kinh tọa kéo dài mà người bệnh không đáp ứng với các phương pháp điều trị nội khoa.

Bài thuốc Đông y điều trị thoái hóa cột sống đang được nhiều người tin dùng

Trong thực tế, các loại thuốc Tây y dùng trong điều trị thoái hóa cột sống kể trên phát huy tốt trong điều trị triệu chứng tuy nhiên không không giải quyết được nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy nếu người bệnh lạm dụng dùng thuốc giảm đau, chống viêm trong thời gian dài còn có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến cơ quan tiêu hóa, gan, thận.

Trong đông y, có 02 có phương nổi tiếng là “Độc Hoạt Tang Ký Sinh” và “Quyên tý thang” với những tác dụng trong điều trị như:

  • Khu phong, tán hàn, đào thải độc tố ra khỏi xương khớp
  • Cung cấp dinh dưỡng cho hệ thống xương sụn khớp, đưa dưỡng chất để làm lành tổn thương và nuôi dưỡng hệ thống xương, sụn, khớp, cột sống.

Bằng kinh nghiệm có được trong thực tiễn điều trị, PGS.TS Nguyễn Trọng Nghĩa (Nguyên Giảng viên Đại học Y Dược TPHCM) cho biết: “Thoái hóa cột sống là bệnh lý xương khớp có tính quy luật. Vì vậy, trong điều trị giải quyết triệu chứng thôi thì chưa đủ vì nguyên nhân thoái hóa chưa được giải quyết. Hiện nay, điều trị bệnh này bằng phương pháp bảo tồn Đông y đã cho thấy những hiệu quả rất tích cực”.

PGS.TS Nguyễn Trọng Nghĩa giới thiệu về 01 bài thuốc được nhiều người đánh giá cao là An Cốt Nam – vì kết hợp được cả 02 phương thuốc tốt. Theo đó, nhờ sử dụng nguồn dược liệu đạt chuẩn CO-CQ được thu hái tại Viện Dược liệu (Bộ Y tế), áp dụng công thức cô cao truyền thống giữ nguyên giá trị dược liệu và sự phối kết hợp nhuần nhuyễn của các liệu pháp trong điều trị mà An Cốt Nam đã cho thấy hiệu quả tốt, được nhiều người tin dùng. 

Để tham khảo thêm thông tin của sản phẩm, có thể tham khảo thêm tại địa chỉ: An cốt nam điều trị thoái hóa cột sống

 

return to top