Một số triệu chứng điển hình của bệnh thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương mạn tính ở sụn khớp và mô xương dưới sụn. Biểu hiện của bệnh là đau khớp. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn tới tình trạng biến dạng khớp, cứng khớp khiến người bệnh khó vận động.

Thoái hóa khớp là quy luật tự nhiên. Thế nhưng tùy vào cơ địa, thói quen sinh hoạt, chất lượng cuộc sống mà quá trình thoái hóa đến sớm hay muộn. Thoái hóa khớp gây phiền toái đến cuộc sống hằng ngày, đến kinh tế và ảnh hưởng đến gia đình của người cao tuổi.

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp ở người cao tuổi

Khi tuổi càng cao thì hiện tượng thoái hóa khớp ngày càng mạnh. Đó là do mất cân bằng giữa hai quá trình tái tạo và phá hủy của sụn khớp và xương dưới sụn.Một số nguyên nhân dưới đây gây thoái hóa khớp ở người cao tuổi:

Tuổi cao: khi bạn còn trẻ, các tế bào tế bào sụn được sinh ra và tái tạo. Nhưng khi tuổi càng cao, tế bào sụn đó giảm dần khả năng trên. Cơ thể giảm khả năng tổng hợp chất tạo nên sợi colagen và mucopolysacarit, làm cho chất lượng sụn kém dần nhất là tính đàn hồi và khả năng chịu lực.

Gen di truyền: Một số bệnh khớp có liên quan đến gen di truyền. Ở người bệnh có khiếm khuyết ở gen tổng hợp collagen và proteogycan là các thành phần cấu tạo chính của sụn.

Béo phì: Do sự quá tải của trọng lượng nên việc hoạt động thường xuyên ở khớp gối, khớp háng và cột sống thắt lưng cũng quá tải gây thoái hóa khớp..

Tổn thương cơ học: Bạn bị các biến dạng thứ phát sau chấn thương, phẫu thuật như: chấn thương sau chơi thể thao, vận động quá sức, u, loạn sản, bị bệnh gout… cũng dẫn đến thoái hóa khớp sớm.

 

Các triệu chứng điển hình của bệnh thoái hóa khớp

Đau là triệu chứng điển hình của bệnh. Đau hơn khi vận động, đi lại, đứng lên, ngồi xuống, quay ngang, cúi xuống. Cứng khớp buổi sáng là một triệu chứng hay gặp. Thời gian cứng khớp thường dưới 30 phút. Khi bệnh nhân khi ngủ dậy thấy các khớp cứng, khó vận động khó, phải gấp duỗi, nắn một lúc khớp mới vận động dễ dàng được.

Mặt khác khi khớp thoái hóa, bệnh nhân có cảm giác lạo xạo khớp khi cử động. Khi bác sĩ chụp Xquang thấy có các tổn thương nhưn gai xương ở rìa, đặc xương dưới sụn. Ngoài ra bạn có thể làm thêm các xét nghiệm máu, xét nghiệm dịch khớp, chụp cộng hưởng từ khớp, siêu âm khớp để giúp khẳng định chẩn đoán hoặc chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác của khớp

Dự phòng và điều trị thoái hóa khớp ở người cao tuổi

Khi về gì chúng ta không tránh khỏi thoái hóa khớp. Ngoài việc điều trị thuốc men theo chỉ dẫn của thầy thuốc thì lối sống, cách sinh hoạt là kim chỉ nam cho căn bệnh này.

Trước tiên người cao tuổi cần có 1 chế độ ăn uống, đi lại, tập luyện phù hợp với điều kiện và sức khỏe của mỗi người. Đó là ăn thức ăn mềm, chứa nhiều vitamin như cá hồi, cá ngừ, các thực phẩm giàu caxin. Nên ăn các thức ăn có chứa acid omega-3, tăng cường vitamin D qua chế độ ăn. Tăng cường ăn các loại rau xanh, trái cây có chứa vitamin C.

Uống đủ nước hằng ngày. Nên chọn chế độ sinh hoạt thể thao nhẹ bơi, đi bộ, đạp xe đạp mỗi ngày.

Hạn chế tối đa ăn các loại thịt đỏ, uống các loại nước có gas, các thứ uống có cồn, cà phê.

Khi lao động cần tránh các tư thế đột ngột, hay các động tác quá mạnh. Hạn chế bị thừa cân, béo phì.

Đặt kế hoạch nghỉ ngơi, thư giãn sau mỗi ngày. Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử như tivi, máy tính, điện thoại.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top