Acid zoledronic 5mg/100ml, thuộc nhóm bisphosphonat.
Chống hủy xương.
Điều trị loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh hoặc loãng xương ở nam giới, loãng xương do sử dụng corticoid.
Bệnh nhân có hệ số thanh thải creatinine < 35ml/phút hoặc dịứng với thành phần của thuốc. Không cần chỉnh liều ở bệnh nhân suy gan hoặc người trên 65 tuổi.
Có một tỷ lệ rung nhĩ sau truyền thuốc, nên nếu đã có các rối loạn nhịp tim, tiền sử bệnh lý mạch vành, không nên truyền trừ khi lợi ích cao hơn nguy cơ.
Mỗi năm truyền tĩnh mạch một lần trên cơ sở kết hợp 800 UI vitamin D mỗi ngày và 800 - 1200 mg calci mỗi ngày.
Sau khi xác định chẩn đoán, các xét nghiệm cần làm trước khi chỉ định acid zoledronic:
Xét nghiệm calci máu và creatin máu, tính toán mức lọc cầu thận. Nếu calci máu thấp cần uống bổ sung trước khi truyền, tránh tình trạng hạ calci máu.
Điện tâm đồ.
Lưu ý:
Nên kết hợp paracetamol đường uống hoặc truyền tĩnh mạch, và thuốc chống viêm không steroid (ibuprofen, diclofenac, meloxiam...) trước hoặc vài ngày sau khi truyền nhằm phòng và điều trị hội chứng giả cúm (sốt, đau mình mẩy, đau xương khớp...).
Theo dõi nhịp tim, mạch, huyết áp, nhiệt độ và toàn trạng trong khi truyền và 3-5 ngày đầu sau truyền. Hội chứng giả cúm thường xuất hiện trong vòng 1-3 ngày đầu sau truyền acid zoledronic: Sốt (có thể tới 400C); mệt, đau xương khớp. Cần xem xét việc bù dịch hoặc các chế phẩm dinh dưỡng tùy theo tình trạng của bệnh nhân trong những ngày đầu sau truyền. Luôn cảnh giác nguy cơ nhồi máu cơ tim có thể tình cờ xảy ra ở người nhiều tuổi hoặc các rối loạn nhịp (mặc dù tần suất thấp) để xử lý kịp thời.
Cần có thông báo tới bệnh nhân và người nhà bệnh nhân các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra và có bản cam kết có chữ ký của bệnh nhân hoặc người nhà trước khi truyền acid zoledronic.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh