Các nhà nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature Medicine, các trường hợp sinh non, thai chết lưu và tử vong sơ sinh phổ biến hơn ở những phụ nữ nhiễm vi rút trước ngày dự sinh 28 ngày hoặc ít hơn, với gần như tất cả các ca nhập viện chăm sóc tích cực liên quan đến COVID và tất cả các ca tử vong xảy ra ở trẻ sơ sinh chưa được tiêm chủng
Tác giả chính, Tiến sĩ Sarah J. Stock của Đại học Edinburgh công bố với Reuters Health: “Tỷ lệ đáp ứng thấp của cơ thể với vắc-xin ở phụ nữ mang thai so với tỷ lệ đáp ứng ở cộng đồng phụ nữ ở độ tuổi tương tự, là một điều đáng chú ý”.
“Điều này liên quan đặc biệt đến tất cả các bằng chứng cho thấy rằng vắc-xin COVID-19 an toàn và hiệu quả trong thai kỳ và điều đó làm ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng của COVID-19 trong thời kỳ mang thai”, bà đã nói thêm qua email.
Tiến sĩ Stock và các đồng nghiệp của bà đã phân tích dữ liệu từ một nhóm nghiên cứu đoàn hệ quốc gia gồm tất cả phụ nữ ở Scotland mang thai vào hoặc sau ngày 1 tháng 3 năm 2020. Những dữ liệu đó được liên kết với dữ liệu nhiễm SARS-CoV-2 và dữ liệu tiêm chủng COVID-19.
Trong khoảng thời gian từ ngày 8 tháng 12 năm 2020 đến ngày 31 tháng 10 năm 2021, 18.457 sản phụ đã được tiêm 25.917 mũi vắc xin COVID-19. So với dân số phụ nữ trong độ tuổi từ 18 đến 44 tuổi, sản phụ đáp ứng với vắc xin thấp hơn: Đến ngày 31 tháng 10 năm 2021, 77% phụ nữ đã tiêm hai liều vắc xin với chỉ 32% trong số phụ nữ sinh con vào tháng 10 năm 2021.
Tỷ lệ tử vong chu sinh kéo dài đối với phụ nữ đã sinh con trong vòng 28 ngày sau khi được chẩn đoán mắc COVID-19 là 22,6 trên 1.000 ca sinh, so với 5,6 trên 1.000 ca sinh ở tất cả trẻ sinh từ ngày 1 tháng 3 đến ngày 31 tháng 10 năm 2020, đây là một sự khác biệt có ý nghĩa rất lớn.
Nhìn chung, 77% trường hợp nhiễm SARS-CoV-2, 91% trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 cần phải nhập viện và 98% SARS-CoV-2 liên quan đến nhập viện chăm sóc tích cực – cũng như tất cả các trường hợp tử vong ở trẻ sơ sinh – xảy ra ở những sản phụ không được tiêm chủng khi họ được chẩn đoán mắc bệnh COVID-19.
Tiến sĩ Jeanne S. Sheffield, giáo sư sản phụ khoa và là giám đốc Khoa Y học Bà mẹ-Thai nhi tại Johns Hopkins Medicine ở Baltimore, Maryland, cho biết “các kết quả làm củng cố cho dữ liệu trước đó được báo cáo từ một số quốc gia.”
Tiến sĩ Sheffield, người không tham gia vào nghiên cứu này đã trả lời qua email tới Reuters Health rằng: “Việc tiêm chủng cho sản phụ làm giảm đáng kể số lần nhập viện và các trường hợp chăm sóc tích cực, và việc tiêm chủng làm giảm tỷ lệ sinh non và tử vong chu sinh. Thật không may, vẫn còn một lượng lớn tình trạng lưỡng lự không tiêm vắc xin ở phụ nữ mang thai”. “Chúng tôi cần tiếp tục hướng dẫn cho bệnh nhân và người cung cấp dịch vụ về tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin COVID-19 ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.”
Đối với Tiến sĩ Katherine E. Bunge, một trợ lý giáo sư tại Khoa Sản, Phụ khoa và Khoa học Sinh sản tại Trung tâm Y tế Đại học Pittsburgh (UPMC) ở Pennsylvania, “Điểm mạnh chính có nhiều giá trị của nghiên cứu này là có một số lượng rất lớn phụ nữ tham gia nghiên cứu này.”
“Dựa trên dữ liệu cấp độ dân số, hơn 130 nghìn sản phụ được đưa vào phân tích, đại diện cho hơn 99% phụ nữ ở Scotland đã mang thai trong thời gian nghiên cứu”, Tiến sĩ Bunge, người cũng không tham gia vào nghiên cứu, trả lời Reuters Health qua email.
Tiến sĩ Stock lưu ý rằng “dữ liệu trên toàn bộ dân số cho phép sự ước tính chính xác nhất về tác động của COVID-19 với các biến chứng như tử vong ở trẻ sơ sinh.”
Cô và nhóm của mình đang tiếp tục nghiên cứu của họ, xem xét tác động của COVID-19 tới sẩy thai tình trạng trong thời gian đầu thai kỳ khác, đồng thời định lượng tác động của Omicron trên phụ nữ mang thai.
“Khả năng nhiễm Omicron là rất cao, đặc biệt đối với những người chưa được tiêm phòng và Omicron có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Tiêm phòng ở bất kì giai đoạn nào của quá trình mang thai là cách an toàn và hiệu quả nhất cho sản phụ bảo vệ bản thân và thai nhi khỏi COVID -19” Tiến sĩ Stock đưa ra lời khuyên.
Cuộc nghiên cứu này không nhận được quỹ tài trợ. Những tác giả và chuyên gia độc lập tuyên bố không có lợi ích cạnh tranh thương mại nào.
SOURCE: Nature Medicine, online January 13, 2022.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh