Nguyên nhân chính gây hôi miệng là do mảng bám thức ăn tích tụ trong khoang miệng, lưỡi, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại sinh sôi nhanh chóng, tạo ra mùi hôi miệng. Chính những vi khuẩn này cũng gây ra bệnh nha chu, viêm lợi, sâu răng.
Để giảm tình trạng hơi thở có mùi, bạn có thể ăn sữa chua để bổ sung lợi khuẩn cho cơ thể, góp phần giảm lượng vi khuẩn có hại trong miệng, tái cân bằng hệ vi sinh.
Đinh hương là một loại thảo dược có lợi với người bị hôi miệng, nhờ khả năng ức chế các vi sinh vật gây mùi trong khoang miệng.
Để cải thiện tình trạng hôi miệng, bạn có thể ngậm 1-2 nụ đinh hương trong miệng, rồi nhai trực tiếp tầm 1 - 1,5 phút.
Hạt thì là tây hay tiểu hồi có hương thơm ngọt ngào, tính ấm, thường được dùng làm gia vị trong món ăn. Nhai hạt thì là tây vừa hỗ trợ làm sạch răng, đồng thời giúp giảm bớt mùi hôi miệng.
Bạn cũng có thể đun vài hạt thì là trong nước sôi, để nguội còn âm ấm rồi dùng để súc miệng. Ngoài hạt thì là tây, hoa hồi hay bạch đậu khấu cũng là những gia vị có thể dùng để kiểm soát mùi hôi miệng.
Hương nhu không chỉ được biết đến như một loại thảo dược mà còn có rất nhiều công dụng với sức khỏe như giúp hơi thở thơm mát, giảm triệu chứng hôi miệng. Bạn có thể dùng lá hương nhu tươi hoặc khô nấu nước rồi dùng súc miệng sau khi đánh răng. Bột lá hương nhu phơi khô có thể dùng để đánh răng.
Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay, tính ấm, chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp khử mùi, diệt khuẩn tốt.
Phương pháp trị hôi miệng bằng lá trầu không vô cùng đơn giản, bạn có thể rửa sạch 20 lá trầu, sau đó cho vào nồi rồi cho thêm 2l nước đun kỹ, chắt lấy nước đặc, dùng nước này súc miệng 3-4 lần/ngày rồi đánh răng như bình thường.
Mẹo giảm hôi miệng với nguyên liệu dân gian như hương nhu, trầu không, đinh hương chỉ thích hợp với những trường hợp nhẹ, do nguyên nhân khách quan gây ra như vệ sinh khoang miệng chưa kỹ. Người bị hôi miệng do các bệnh lý nền như trào ngược, bệnh thận, đái tháo đường… cần điều trị với bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp kiểm soát từ gốc.
Người bị hôi miệng nên vệ sinh toàn bộ khoang miệng đều đặn: Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa, cạo lưỡi thường xuyên. Hạn chế uống cà phê, rượu hay hút thuốc – các yếu tố khiến miệng khô và dễ có mùi hôi hơn.
Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng thêm nước súc miệng có khả năng hỗ trợ kiểm soát vi khuẩn gây mùi. Nổi bật trên thị trường là dung dịch nha chứa sáp ong trong cồn (thành phần chính) kết hợp nhiều thảo dược khác như: Lá trầu không, cùi quả cau, vỏ chay giúp cải thiện tình trạng hôi miệng hiệu quả.
Các thành phần trong dung dịch nha khoa này đều được ứng dụng trong dân gian, đồng thời đã được chứng minh tác dụng qua nhiều nghiên cứu.
Tiêu biểu là đề tài năm 2018 tại Đại học Lovely (Ấn Độ) cho thấy, trong lá trầu không chứa hoạt chất hydroxychavicol và eugenol có tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa mạnh, hỗ trợ tiêu diệt vi sinh vật trong khoang miệng, từ đó cải thiện tình trạng hôi miệng rất tốt.
Ngoài ra, các dược liệu trên còn hỗ trợ giảm viêm mạnh, cung cấp nhiều vitamin, chất dinh dưỡng cho nướu lợi, làm thơm tự nhiên và không gây kích ứng tế bào nướu lợi.
Bạn hãy tạo thói quen súc miệng với dung dịch nha khoa chứa sáp ong trong cồn hàng ngày để cải thiện hôi miệng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh