Nấm miệng - còn gọi là nấm Candida miệng - là tình trạng nấm Candida albicans tích tụ trên niêm mạc miệng. Candida là một sinh vật bình thường trong miệng, nhưng đôi khi nó có thể phát triển quá mức và gây ra các triệu chứng có hại. Nấm miệng gây ra các tổn thương màu trắng kem, thường trên lưỡi hoặc phần má trong. Đôi khi nấm miệng có thể lan đến vòm miệng, nướu hoặc amidan, hoặc phía sau cổ họng.
Mặc dù nấm miệng có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, nhưng nó có nhiều khả năng xảy ra hơn ở:
Nấm miệng là một vấn đề nhỏ nếu sức khỏe ổn định, nhưng nếu hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, các triệu chứng có thể nghiêm trọng hơn và khó kiểm soát.
Nấm miệng ở trẻ nhỏ và người trưởng thành
Trong giai đoạn ban đầu, người bệnh có thể không nhận thấy các triệu chứng của nấm miệng. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:
Trong những trường hợp nghiêm trọng, thường liên quan đến ung thư hoặc hệ thống miễn dịch suy yếu do HIV/AIDS, các tổn thương có thể lan xuống thực quản (viêm thực quản do nấm Candida). Nếu tình trạng xảy ra, cảm giác khó nuốt và đau cảm giác thức ăn bị mắc kẹt trong cổ họng có thể xảy ra.
Nấm miệng ở trẻ sơ sinh và bà mẹ cho con bú
Ngoài các tổn thương miệng màu trắng đặc biệt, trẻ sơ sinh có thể khó bú hoặc quấy khóc và cáu gắt. Trẻ có thể truyền bệnh cho mẹ khi cho bú. Sau đó, nhiễm trùng có thể truyền qua lại giữa 2 bên vú của người mẹ và miệng của em bé.
Bà mẹ cho con bú có vú bị nhiễm nấm candida có thể gặp các dấu hiệu và triệu chứng sau:
Khi nào nên đến gặp bác sĩ?
Nếu trẻ nhỏ hay người trưởng thành, kể cả bà mẹ cho con bú xuất hiện các tổn thương màu trắng bên trong miệng, hãy đến gặp bác sĩ hoặc nha sĩ. Nấm miệng không phổ biến ở trẻ lớn hơn, thanh thiếu niên và người lớn khỏe mạnh, vì vậy nếu nấm miệng phát triển, hãy đến gặp bác sĩ để xác định xem có cần đánh giá thêm để kiểm tra tình trạng bệnh lý tiềm ẩn hoặc các nguyên nhân khác không.
Thông thường, hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động để đẩy lùi các sinh vật xâm nhập có hại, chẳng hạn như virus, vi khuẩn và nấm, đồng thời duy trì sự cân bằng giữa vi khuẩn "tốt" và "xấu" cư trú trong cơ thể. Nhưng đôi khi, các cơ chế bảo vệ này không hiệu quả và làm tăng số lượng nấm candida và kéo theo đó làm cho tình trạng nhiễm nấm miệng tiếp tục diễn ra.
Loại nấm candida phổ biến nhất là Candida albicans. Một số yếu tố, chẳng hạn như hệ thống miễn dịch suy yếu có thể làm tăng nguy cơ bị nấm miệng.
Nguy cơ nhiễm nấm miệng có thể tăng lên nếu có bất kỳ vấn đề nào sau đây:
Nấm miệng hiếm khi là một vấn đề đối với trẻ khỏe mạnh và người lớn khỏe mạnh. Tuy nhiên, đối với những người bị suy giảm khả năng miễn dịch chẳng hạn như sau khi điều trị ung thư hoặc HIV/AIDS, nấm miệng có thể nghiêm trọng hơn. Nấm miệng không được điều trị có thể dẫn đến nhiễm trùng Candida toàn thân nghiêm trọng, hoặc nấm miệng có thể lan đến thực quản hoặc các bộ phận khác của cơ thể.
Những biện pháp dưới đây có thể giúp giảm nguy cơ phát triển nhiễm trùng nấm miệng:
Nấm miệng là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ và người cao tuổi, khi hệ miễn dịch yếu hay có các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Tình trạng nấm miệng có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể, hoặc có thể gây nấm toàn thân nếu không được điều trị. Hãy đến các cơ sở y tế để được khám, tư vấn và có các biện pháp xử trí kịp thời nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào của tình trạng nấm miệng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh