Tác hại của thuốc lá gây ra cho răng

Tác hại của thuốc lá lên răng miệng

1. Hút thuốc có thể làm hỏng răng hoặc nướu của bạn không?

Hút thuốc có hại cho sức khỏe răng miệng vì nó làm có khả năng gây phát triển các bệnh nướu răng. Bệnh nướu răng - còn được gọi là bệnh nha chu - là một bệnh nhiễm trùng ảnh hưởng đến đường nướu. Bệnh phát triển khi cao răng và vi khuẩn tích tụ bên dưới hoặc bên trên nướu, dẫn đến viêm nướu.

Bệnh nướu răng có liên quan đến hút thuốc lá vì những người hút thuốc có xu hướng nhiều cao răng hơn những người không hút thuốc. Chất nicotin trong thuốc lá làm giảm tiết nước bọt, khiến cho chất nhờn và vi khuẩn tích tụ trong miệng dễ dàng hơn.

2. Thuốc lá điện tử có tốt hơn cho sức khỏe răng miệng hơn so với thuốc lá truyền thống không?

Thuốc lá điện tử bản chất không có lá thuốc lá, vì vậy nhiều người tin rằng sử dụng chúng tốt hơn so với thuốc lá truyền thống.

Thuốc lá điện tử không tạo ra khói, nhưng hơi thuốc có chứa nicotine. Đặc biệt, thuốc lá điện tử cũng chứa các hóa chất và kim loại nặng khác - mặc dù ít hơn thuốc lá điếu – và vẫn có hại cho cơ thể và răng miệng. Nicotin trong các sản phẩm này có thể làm hỏng mô nướu và giảm tiết nước bọt, dẫn đến hôi miệng, tụt nướu và rụng răng.

3. Nếu tôi bỏ thuốc lá, liệu răng của tôi có tốt lên không?

Ngay cả khi bạn đã hút thuốc trong nhiều năm, việc bỏ thuốc vẫn có thể cải thiện sức khỏe răng miệng của bạn và giảm khả năng mắc bệnh nướu răng và rụng răng.

Theo nghiên cứu, các chuyên gia đã theo dõi những người hút thuốc và mắc bệnh răng miệng mãn tính trong khoảng thời gian 12 tháng. Những người tham gia đã được hỗ trợ và giúp bỏ hút thuốc thông qua việc sử dụng liệu pháp thay thế nicotine, sử dụng thuốc khác và các biện pháp tư vấn. Kết quả cho thấy, kết thúc nghiên cứu kéo dài 12 tháng có khoảng 20% số người tham gia đã ngừng hút thuốc. Đồng thời, nghiên cứu cũng ghi nhận những cải thiện đáng kể về sức khỏe răng miệng trên những đối tượng này.

Ngoài ra, nghiên cứu đánh giá còn cho thấy bỏ thuốc lá làm giảm nguy cơ khởi phát và tiến triển của bệnh răng miệng. Những người hút thuốc có nguy cơ mất xương và mắc các bệnh nha chu cao hơn 80% so với những người không hút thuốc.

Bỏ thuốc lá không chỉ bảo vệ răng của bạn, nó còn có thể làm giảm cơ hội:

  • ung thư miệng
  • các bệnh về phổi
  • các bệnh về tim mạch
  • các vấn đề sức khỏe khác

Hút thuốc lá cũng làm suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể cũng khó chống lại các bệnh nhiễm trùng hơn. Kết quả là xương nâng đỡ răng yếu đi, gây tình trạng mất răng.

 

Cách giảm hôi miệng do hút thuốc

Những người hút thuốc đa phần đều gặp một vấn đề chung gây khó chịu đó chính là hơi thở hôi. Điều này đến từ giai đoạn đầu của bệnh nướu răng hoặc khô miệng do giảm sản xuất nước bọt của cơ thể.

Một số lựa chọn để giúp giảm hơi thở của người hút thuốc như:

  • Đánh răng ít nhất hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần một ngày
  • Tăng lượng nước uống để ngăn ngừa khô miệng
  • Dùng nước súc miệng kháng khuẩn trị khô miệng
  • Nhai kẹo cao su không đường
  • Ngậm bạc hà
  • Lên lịch làm sạch răng thường xuyên để loại bỏ mảng bám và cao răng trên răng.
  • Giảm hút thuốc hoặc ngừng hoàn toàn. Đây là cách hiệu quả nhất, nhưng cũng đòi hỏi sự quyết tâm và can đảm.

 

Làm thế nào để loại bỏ vết hút thuốc trên răng?

Nicotin và muội trong khói thuốc có thể khiến răng bị vàng hoặc ố. Đánh răng nhiều lần trong ngày có thể là cách hiệu quả để cải thiện tình trạng này. Điều này không chỉ ngăn ngừa tình trạng ố răng mà còn có thể chống lại các bệnh về nướu.

Việc chọn lựa kem đánh răng cũng nên được cân nhắc để mang lại hiệu quả cao nhất. Những loại kem đánh răng này có thể bao gồm các thành phần đặc biệt để giúp cải thiện tình trạng đổi màu răng.

 

Tổng kết

Hút thuốc gây nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe răng miệng, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về nướu, rụng răng, hôi miệng và ung thư miệng. Cách tốt nhất là bạn nên ngừng hút thuốc, từ bỏ thói quen này mặc dù sẽ khó khăn và cần sự kiên trì rất lớn.

Bạn nên chăm sóc răng miệng của mình nếu là người đang hút thuốc hay đã từng hút thuốc. Hãy đảm bảo chải răng ít nhất hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa hàng ngày. Bạn cũng nên gặp nha sĩ ít nhất hai lần một năm để phát hiện cũng như điều trị các tình trạng bệnh lý mắc phải, giúp dự phòng các bệnh nướu răng và ngăn ngừa ố răng.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top