Có thể bạn đánh răng gần như sau mỗi bữa ăn và dùng chỉ nha khoa đều đặn trước khi đi ngủ. Nhưng nếu bạn không dành ra vài phút mỗi ngày để chải lưỡi, thói quen chăm sóc răng miệng của bạn cần phải thay đổi.
Có tới hơn 700 chủng vi khuẩn khác nhau sống trong miệng, nhưng không phải vi khuẩn nào cũng có hại. Nhưng khi vi khuẩn có hại tích tụ và nhân lên ở những khe nứt xung quanh nhú lưỡi, hoặc những vết sưng nhỏ trên bề mặt lưỡi, chúng óc thể gây nên tổn hại cho sức khỏe.
Hãy tưởng tượng lưỡi của bạn giống như một ổ chứa đầy vi khuẩn làm lan mầm bệnh ra toàn miệng gây ra các bệnh và vấn đề sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu những vấn đề đó dưới đây, từ mất vệ sinh cho đến hiểm họa đe dọa mạng sống.
Hôi miệng là vấn đề liên quan nhiều nhất đến không chải lưỡi. Cơ chế xảy ra sẽ là: vi khuẩn trú ngụ ở lưỡi của bạn sẽ làm điều mà những vi khuẩn phát triển quá mức sẽ làm – gây ra mùi hôi thối. Vi khuẩn gây mùi có xu hướng lẩn khuất ở mặt sau của lưỡi, đó là lý vì sao việc chải lưỡi đầy đủ rất quan trọng để có hơi thở không mùi.
Khi bạn không chải lưỡi, sẽ có lớp bao phủ khó chịu trên lưỡi gồm vi khuẩn, vụn thức ăn thừa và tế bào da chết. Lớp màng sinh học này sẽ bao phủ nhú lưỡi, khiến khẩu vị kém nhạy cảm hơn. Hãy loại bỏ lớp màng này, chức năng nhú lưỡi sẽ được khôi phục.
Chứng này sẽ phát sinh khi nhú ở trên lưỡi bị nhuộm màu từ thức ăn thừa hoặc đồ uống như cà phê, những vụn thừa đó bám vào và khó đánh bật. Điều này sẽ khiến toàn bộ lưỡi của bạn có màu tối và nhám. Dấu hiệu này không có hại, tuy nhiên bạn vẫn nên chải lưỡi, các vết màu đó sẽ biến đi.
Trong y học gọi là nấm miệng, xảy ra khi hệ vi khuẩn đường miệng bị xáo trộn do những nguyên nhân bao gồm việc không chải lưỡi và khi nấm bệnh phát triển vượt khỏi tầm kiểm soát. Kết quả là sẽ có những mảng trắng trên lưỡi. Thuốc chống nấm có thể chữa được bệnh này, việc chải lưỡi thường xuyên sẽ tránh việc bệnh trở lại.
Vi khuẩn tích tụ ở lưỡi của bạn có thể lan đến răng, gây ra viêm lợi, khiến lợi bị sưng đỏ. Nếu bệnh không được chữa, tình trạng viêm có thể tiến triển thành bệnh nha chu. Khi đó lợi tụt khỏi răng, khoảng trống ở giữa sẽ bị nhiễm khuẩn. Răng của bạn có nguy cơ bị rụng, nhưng điều đáng lo hơn là viêm mãn tính bị gây ra bởi bệnh nha chu liên quan đến nguy cơ đau tim, đột quỵ hoặc xảy thai.
Giờ đây, bạn sẽ muốn với ngay lấy bàn chải của mình và chải lưỡi cẩn thận. Cách chải lưỡi đúng: Bắt đầu bằng mặt sau của lưỡi, nhẹ nhàng chải ra đằng trước, từ bên nọ qua bên kia. Bạn không cần dùng kem đánh răng để chải rưỡi, nhưng kem đánh răng có thể khiến bạn cảm thấy thoải mái và sạch sẽ hơn. Thực hiện tối thiểu một lần một ngày trong vài phút.
Có thể bạn đã từng nghe về cây cạo lưỡi (tongue scraper): dụng cụ này có thể thấy ở hiệu thuốc được thiết kế đặc biệt để loại bỏ vi khuẩn, vụn thức ăn thừa và những vết bẩn trên lưỡi khác. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải thay mới bàn chải của mình khi bàn chải cũ đã sờn và ngả màu.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh