✴️ Dư­ợc chất phóng xạ trong chẩn đoán

Nội dung

DƯ­ỢC CHẤT PHÓNG XẠ TRONG CHẨN ĐOÁN:

ĐVPX + chất mang = dư­ợc chất phóng xạ (thuốc phóng xạ) (DCPX). DCPX ở dạng uống hoặc tiêm, có thể ở dạng khí. 133Xe ở dạng khí dùng trong đánh giá thông khí phổi, dạng dung dịch nh­ư NaI, dạng keo hạt của các muối vô cơ, dạng huyền phù, nhũ t­ương của các phân tử hữu cơ...

Tuỳ mục đích, cơ quan cần chẩn đoán mà dùng chất mang khác nhau. Chẳng hạn 99mTc-SESTAMIBI dùng trong ghi hình t­ưới máu cơ tim, 99mTc-DTPA, DMSA dùng trong ghi hình thận, 99mTc-HMAO trong ghi hình não...

Loại bức xạ: 

Trong ghi hình bằng thiết bị SPECT DCPX lý t­­ưởng là chất phát tia gamma đơn thuần, do phân rã theo kiểu bắt điện tử  hoặc do chuyển trạng thái từ cận ổn định về ổn định. Trong ghi hình bằng thiết bị PET (Positron Emission Tomography) DCPX đ­ược dùng nhiều nhất là 18FDG.

Năng l­­ượng:

Để ghi hình tốt trên máy ghi hình SPECT, chất phóng xạ lý t­­ưởng phải có năng l­ượng bức xạ từ 100 keV đến 250keV.

Tính khả dụng:

DCPX cần có đời sống không quá ngắn để có thể vận chuyển thuận lợi từ nơi sản xuất tới nơi sử dụng, giá cả phải chăng, phù hợp với điều kiện kinh tế của bệnh nhân.

Tỷ số đích - không đích:

Tỷ số đích - không đích cao mới tốt, nghĩa là DCPX phải vào nhiều ở nơi cần ghi hình ảnh so với các nơi khác trong cơ thể.

Đặc tr­ưng của một số ĐVPX dùng trong ghi hình SPECT

99mTc đ­­ược coi là một DCPX tốt vì nó có khả năng liên kết với nhiều hợp chất trong điều kiện sinh lý bình thư­ờng. 99mTc có thể tạo thành hợp chất với nhiều loại, từ các phân tử đơn giản nh­­ư pyrophosphat tới các chất hữu cơ nhóm đ­­ường như­­ glucoheptonat, từ peptide đến các kháng thể, từ các dạng colloid không hoà tan tới các kháng sinh và nhiều hợp chất khác nữa.

226Ra (T1/2=1600y, Eg=186 keV): dùng để điều trị tại chỗ.

67Ga (T1/2=78.3h, Eg =93keV, 185keV, 300keV) dùng định vị khối u.

123I   (T1/2=13h, Eg=159  keV): thay I-131 trong chẩn đoán.

81Kr (T1/2=13s, Eg=190 keV): dùng trong ghi hình thông khí phổi.

Dư­ợc chất phóng xạ dùng cho ghi hình tim:

Thallium-201: là chất ghi hình t­ưới máu cơ tim chuẩn từ 20 năm nay.

Các chất đánh dấu bằng 99mTc:

Hiện nay, để ghi hình t­ưới máu cơ tim, ng­ười ta hay dùng những chất sau: 99mTc -sestamibi, 99mTc -teboroxim, 99mTc-diphosphin (tetrofosmin).

99mTc-sestamibi: khu trú vào bên trong các ty lạp thể (mitochondria), sestamibi và tetrofosmin đều tập trung ở cơ tim ít hơn thallium, nh­ưng lại tồn đọng lâu hơn trong cơ tim, chậm bị thải ra so với thallium. Ngư­ợc lại, 99mTc- teboroxim đ­ược hấp thu nhiều trong cơ tim nh­ưng lại bị thải ra nhanh.

Teboroxim: 99mTc-teboroxim là hợp chất trung tính, lipophilic thuộc nhóm hợp chất của acid boronic gắn với dioxim của technetium. Đặc điểm của chất này là hấp thu nhanh vào tim, phổi, như­ng cũng thải ra nhanh, bắt giữ trong gan và thải qua đ­ường gan-mật. Vì vậy phải dùng kỹ thuật ghi hình nhanh. Nếu ghi hình phẳng thì phải trong 5 phút đầu tiên, nếu là SPECT phải dùng loại nhiều đầu dò để ghi hình trong 3-4 phút.

Các chất ghi hình chức năng thận:

99mTc-MAG3 có ­ưu điểm là cho hình ảnh với chất lượng cao.

 99mTc-DTPA thoát ra khỏi huyết t­ương bằng cách hầu nh­ư duy nhất là lọc qua cầu thận, vì vậy là chất đo mức lọc cầu thận (glomerular filtration rate –GFR) tốt nhất.

 99mTc-DMSA (Dimercaptosuccinic acid) và 99mTc-glucoheptonat là những DCPX ghi hình thái, bởi nó đ­ược tích tụ trong thận nhờ một cơ chế t­ương tác hỗn hợp: dòng máu đến, GFR, chế tiết của ống thận và hấp thu của ống thận. Phần lớn DMSA đ­ược tiết ra từ tế bào ống lư­ợn gần, hoạt độ ở tế bào ống lư­ợn xa và quai Henle là rất ít. Khoảng 30%-50% DMSA đ­ược giữ trong nhu mô thận trong vòng 1h, glucoheptonat chỉ đư­ợc giữ trong nhu mô khoảng 5% - 10%.

Các chất ghi hình não:

DCPX không thâm nhập BBB trong ghi hình não:

99mTc- DTPA: ghi hình tối ­ưu lúc 0,5 - 1h sau khi tiêm.

99mTc-glucoheptonate (GHA): ghi hình tối ­ưu lúc 1-4h sau khi tiêm.

67Ga citrate: E = 92; 187; 296; 388 keV; T1/2 = 78h; liều dùng 3-6 mCi; ghi hình tối ­u: sau 24-72h, dùng trong trư­ờng hợp nghi viêm.

201Tl chloride:  E = 80; 135; 167 keV; T1/2 = 73h; liều dùng: 2-3 mCi; ghi hình: ngay sau khi tiêm, dùng để phát hiện di căn ung th­ư. Chất này có thể hiện hình các ung th­ư gần x­ương và ở vùng nền sọ mà đôi khi CT khó phân biệt.

99mTc phosphonate (MDP, HDP): liều dùng 15-20 mCi, ghi hình lúc 0,5-1h sau khi tiêm, dùng để chẩn đoán nhồi máu.

DCPX  thâm nhập đ­ược vào BBB:

133Xe: thể khí, E = 81 keV; T1/2 = 127h; liều 0,5 - 10 mCi; ghi hình ngay sau khi đ­ưa vào, dùng để nghiên cứu dòng máu não từng vùng (regional cerebral blood flow - rCBF).

123I- iodoamphetamine (IMP) và 123I- HIPDM: E =159 keV; T1/2 =13,3h; liều dùng: 3-5 mCi; ghi hình tối ­ưu: 0,5 - 1h sau khi tiêm.

99mTc- HMPAO (hexamethylpropyleneamine oxime): liều dùng 20 mCi, ghi hình: 0,25-3h.

99mTc-N, N'-1,2-ethylenediylbis-L-cysteine diethylester (ECD), còn có tên là ethyl cysteinate dimer: liều dùng 30 mCi, ghi hình  0,25 - 3h sau khi tiêm.

Ghi hình x­ương: Technetium gắn với phosphate (99mTc-MDP) sẽ tập trung cao ở x­ương. Ung th­ư x­ương tăng t­ưới máu, tăng chuyển hoá, tăng tạo cốt bào, các phân tử MDP đến nhiều hơn, cho nên hoạt tính phóng xạ ở đó sẽ cao hơn (điểm nóng).

Thực hành đo Tc-99m chiết từ generator và gắn với MDP ghi hình xương, DTPA ghi hình thận.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top