Càng lớn tuổi thì da bạn càng có nhiều thay đổi. Sự già hóa da phụ thuộc vào nhiều yếu tố: lối sống, chế độ ăn, di truyền, thói quen cá nhân (ví dụ như hút thuốc lá). Chăm sóc da ở người già là vấn đề cũng rất được chú trọng.
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là nguyên nhân chính gây ra những tổn thương da do tia tử ngoại phá hủy tổ chức đàn hồi của da (elastin) làm da bị căng, trùng xuống hoặc nhăn nheo, tàn nhang, thậm chí gây nên các tổn thương tiền ung thư hay ung thư da.
Các yếu tố khác dẫn đến sự già hóa của da như sự mất các tổ chức mỡ dưới da, căng thẳng, các chuyển động của da mặt hàng ngày (như cười, cau mày) và béo phì.
Sự già hóa của da theo thời gian có những biểu hiện như:
- Thô ráp hay khô da
- Những tổn thương lành tính như tăng tiết bã, sừng, u máu
- Nếp nhăn xuất hiện xung quanh mắt, má, hàm dưới
- Da trở nên trong suốt hoặc mỏng đi
- Dễ bị bầm tím do tính đàn hồi giảm
Những vấn đề về da thường gặp ở người cao tuổi
- Da nhăn nheo: Nếp nhăn là dấu hiệu dễ thấy nhất khi da bị già hóa. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời kéo dài làm cho mất đi cấu trúc đàn hồi của da. Hút thuốc lá làm cho nếp nhăn xuất hiện nhiều hơn.
- Những nét chuyển động của da mặt: Những nét này còn được gọi là “nét cười”, “nét lo lắng” trở nên rõ rệt khi bạn bước vào tuổi 40 hay 50 do da bị giảm tính đàn hồi. Đó là những đường nằm ngang trên trán, hay những đường ọc theo sống mũi, những đường cong ở thái dương, gò má, và xung quanh miệng, mắt.
- Da khô và ngứa: Sự khô và bong da là vấn đề thường gặp ở người trưởng thành, đặc biệt là người già. Sự mất đi các tuyến dầu (làm mềm da) là nguyên nhân chính gây khô da. Đôi khi thì khô và ngứa da là một dấu hiệu của bệnh đái tháo đường, bệnh thận hay bệnh gan.
- Ung thư da: Tiếp xúc với tia cực tím là nguyên nhân quan trọng nhất gây nên các tổn thương tiền ung thư và ung thư da, bao gồm ung thư biểu mô tế bào đáy và ung thư tế bào vảy. Hàng năm, ung thư da gặp ở hàng triệu người Mỹ trên 65 tuổi.
- Các chấm đồi mồi: Chấm đồi mồi là các chấm màu nâu xuất hiện ở các vị trí tiếp xúc với ánh nắng như mặt, cánh tay và trán.
- Loét do nằm lâu còn được biết đến với tên gọi là loét do áp lực xuất hiện khi nằm lâu hoặc ngồi ghế trong thời gian dài. Loét do nằm lâu là vấn đề phổ biến nhất ở người già nếu như họ bị hạn chế di chuyển. Người bị tiểu đường có nguy cơ bị loét do nằm lâu nhiều hơn do nuôi dưỡng da kém và giảm cảm giác da. Thay đổi tư thế, lăn trở thường xuyên sẽ giúp phòng ngừa loét do nằm lâu.
Điều trị các tổn thương về da như thế nào?
- Nếp nhăn: nếp nhăn không thể chữa khỏi, nhưng có thể giảm bớt bằng cách sử dụng Tretinoin, đặc biệt những nếp nhăn gây ra do ánh sáng mặt trời.
- Khô da: Khô da có thể điều trị hiệu quả nhất bằng cách sử dụng kem dưỡng ẩm. Tắm quá nhiều cũng có thể gây khô da.
- Ung thư da: Những nốt ruồi mới xuất hiện hay các tổn thương mới trên da cần được đánh giá bởi bác sĩ da liễu, nếu nghi ngờ ung thư thì cần được sinh thiết.
Những tổn thương da có thể ngăn chặn không?
Không thể tái tạo lại những tổn thương da do ánh nắng mặt trời, nhưng đôi khi da có thể tự sữa chữa. Dưới đây là những mẹo giúp cho bạn có một làn da khỏe mạnh:
- Sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài trời. Hãy sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên để được bảo vệ tốt nhất.
- Đội mũ nón, mặc áo dài tay và quần dài và đeo kính có khả năng ngăn tia cực tím khi ra ngoài.
- Tránh sử dụng đèn bàn.
- Thường xuyên tự kiểm tra các nốt ruồi hay các tổn thương da mới xuất hiện.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp