Hình xăm có thể gây ra bệnh vảy nến?

Nội dung

Vảy nến có các mảng dày, có vảy, ngứa được gọi là mảng bám hình thành do sự tích tụ của các tế bào da thừa. Nếu bạn muốn xăm hình để che đi những mảng bám này thì bạn cần xem xét lại. Hình xăm không thể che giấu được những mảng này và trên thực tế có thể dẫn đến các vấn đề khác liên quan đến bệnh vảy nến.

Hình xăm có thể gây ra bệnh vảy nến?

Khi xăm hình, thợ xăm sẽ đưa mực vĩnh viễn vào da bằng những vết kim nhỏ. Đối với người bị vảy nến, một mảng bám sẽ hình thành tại vị trí da đã xăm. Nó thường xuất hiện sau 2 - 4 tuần, nhưng cũng có thể xảy ra vài tháng đến nhiều năm.

Không phải ai bị vảy nến cũng sẽ có phản ứng này. Nhưng nếu bạn đã từng bị một vết cắt hoặc vết bỏng dẫn đến bùng phát bệnh vẩy nến thì bạn có thể có phản ứng tương tự với hình xăm. Nếu mảng vảy nến phát triển, hay đến gặp bác sĩ da liễu.

 

Lý do xăm hình không an toàn với người mắc bệnh vảy nến.

Các biến chứng tương đối hiếm, nhưng rối loạn da tiềm ẩn như bệnh vẩy nến có thể làm tăng nguy cơ phản ứng miễn dịch với mực. Nó cũng có thể kéo dài thời gian lành vết thương sau thủ thuật. Mực xăm có chứa nhiều loại hoá chất khác nhau như nhôm, oxit sắt, mangan và thuỷ ngân sunfua. Những thành phần này có thể gây ra phản ứng dị ứng như phát ban hoặc sưng tấy. Một số loại mực xăm màu vàng và đỏ có chứa cadmium sulfide và những chất này có thể gây ra phản ứng dị ứng ánh sáng - một phản ứng được kích hoạt khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Nếu bạn dễ bị dị ứng da, hãy kiểm tra xem da bạn có phản ứng như thế nào với mực xăm.

 

Hình xăm Henna có an toàn hơn với người bị vảy nến?

Hình xăm Henna không tồn tại lâu dài và chúng được vẽ lên da bằng cọ, tạo ra nét mực màu nâu. Henna được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ chấp thuận chỉ sử dụng làm thuốc nhuộm tóc và Henna đen (black Henna) có chứa hoá chất p-phenylenediamine, có thể gây phản ứng da nghiêm trọng. Mặc dù quá trình này ít xâm lấn hơn xăm hình truyền thống nhưng vẫn có nguy cơ xảy ra hiện tượng Koebner.

 

Người bệnh vảy nến nên cân nhắc điều gì khi chọn thợ xăm và địa chỉ xăm?

Hãy tìm một địa chỉ uy tín đã được đăng ký và thợ xăm đã được cấp phép. Bất kỳ loại mực nào họ sử dụng phải được phê duyệt cụ thể và chưa hết hạn sử dụng. Điều quan trọng là tiệm xăm phải áp dụng quy trình vệ sinh thích hợp. Những người mắc bệnh vảy nến có thể dễ bị nhiễm trùng hơn sau bất kỳ tổn thương nào trên da. Thợ xăm có thể không biết rõ tình trạng của bạn, chính vì vậy, hãy nói rõ tình trạng da hiện tại của bạn và cả những nguy cơ có thể xảy ra.

 

Làm thế nào có thể điều trị bệnh vảy nến bị bùng phát sau khi xăm hình?

Phương pháp điều trị bệnh vảy nến thường chia thành 3 loại, mặc dù các phương pháp có thể được kết hợp:

  • Kem bôi và thuốc mỡ bôi lên da
  • Quang trị liệu, đó là khi làn da của bạn tiếp xúc với một số loại tia cực tím
  • Các liệu pháp toàn thân, bao gồm thuốc uống và thuốc tiêm có tác dụng trên toàn bộ cơ thể.

Nếu mảng vảy nến phát triển bên trong hình xăm, lý tưởng nhất là bạn nên bắt đầu bằng các liệu pháp bôi ngoài da vì chúng thường có hiệu quả. Nếu không thể đến gặp bác sĩ, trước tiên bạn có thể dùng cortisone không kê đơn. Trong trường hợp bạn đã có sẵn thuốc bôi ngoài da được kê đơn để điều trị bệnh vảy nến thì việc bôi nó lên hình xăm là điều hợp lý. Nó sẽ không làm hỏng hoặc làm mờ hình xăm nếu bạn chỉ sử dụng trong vài tuần. Nếu bạn không thấy bệnh vảy nến của mình cải thiện trong vòng một hoặc hai tuần, hãy đi gặp bác sĩ. Khi bạn phát hiện bệnh vảy nến phát triển ở một số vùng trên cơ thể sau khi xăm hình thì có thể cân nhắc liệu pháp toàn thân hoặc liệu pháp quang trị liệu.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top