Nguy hiểm tiềm ẩn bên trong ga giường bẩn

Nội dung

Theo một nghiên cứu mới nhất khi thu thập các mẫu vỏ gối và ga trải giường ở những trẻ từ 1 đến 7 tuổi cho thấy số lượng vi khuẩn ở vỏ gối không giặt 1 tuần cao gấp 17,442 lần so với số lượng vi khuẩn có trên bệ ngồi bồn cầu trong nhà vệ sinh.

Trong khi đó, con số này đối với vỏ gối không giặt 1 tháng cao hơn đến 39 lần so với số lượng trong bát ăn của thú cưng.

Đối với ga trải giường không được vệ sinh 1 tuần, số lượng vi khuẩn cao gấp 24,631 lần so với số lượng ở tay nắm cửa trong phòng tắm.

Ngoài ra, nếu không được giặt trong 1 tháng, con số này cao hơn gấp 5 lần so với số vi khuẩn tích tụ trên nắp hộp đựng bàn chải đánh răng. 

Trong số đó, loại vi khuẩn phổ biến nhất được tìm thấy là Gram âm (với 41% trên tổng số), thủ phạm gây nên tình trạng kháng thuốc kháng sinh. Ngoài ra, vi khuẩn Gram dương dạng que (chiếm 24,94%) và trực khuẩn (chiếm 23,38%) cũng là thủ phạm gây ngộ độc thực phẩm và các bệnh nhiễm trùng 

Đáng chú ý, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu ga trải giường không được giặt sau 35 ngày sẽ chứa đến 30 gam tế bào da chết, hơn 5 lít mồ hôi và nước bọt cùng hơn 1 triệu con ve bụi. Do đó, không giặt thường xuyên vỏ gối và ga trải giường sẽ dẫn đến các triệu chứng dị ứng như chảy nước mũi, ho, hắt hơi, ngứa da và chảy nước mắt.

Theo nghiên cứu sinh Nicole Saphier: “Các tình trạng về da như kích ứng, mụn, nấm và thậm chí là viên phổi đều có mối liên quan với việc đi ngủ với ga trải giường và vỏ gối bẩn.

Cơ thể chúng ta tiếp xúc với mầm bệnh suốt ngày dài và các mầm bệnh này được chuyển sang vỏ gối và ga giường trong lúc ngủ. Thêm vào đó, bụi bẩn, dầu thừa và các chất có hại khác còn sót lại cũng gây ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch của chúng ta”.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top