Da khô và bị tróc là tình trạng chung trong mùa lạnh. Khi lớp bảo vệ da bị vỡ dẫn tới bạn mất nước. Nhưng nếu bạn bị cả những triệu chứng như mệt mỏi, táo bón, tăng cân, bạn có thể đã bị chứng suy giáp cần phải đi xét nghiệm máu. Khô da cũng là dấu hiệu thiếu acid béo omega-3.
Nếu mặt bạn lúc nào cũng đỏ, có thể bạn đã bị chứng rosecea. Dù nguyên nhân gây ra nó còn chưa rõ, nhưng có khá nhiều tác nhân làm chứng này trầm trọng hơn như khí hậu lạnh, bia rượu, thức ăn cay, căng thẳng…
Tàn nhang mới xuất hiện thường là dấu hiệu da đã bị phơi nắng quá mức. Đây là cách da tự bảo vệ khỏi tác hại của nắng. Tàn nhang xuất hiện sau khi bị cháy nắng thường là dấu hiệu của gia tăng nguy cơ ung thư.
Mụn thường "bùng nổ" thành đợt trong những lúc căng thẳng, thiếu ngủ, đau buồn, hoặc trước kỳ kinh.
Hormone đóng vai trò chính gây mụn ở người lớn thường gây viêm nang, xuất hiện cả dưới cằm và cổ. Bác sĩ có thể kê toa giảm nhẹ tình trạng mụn do kinh nguyệt không đều. Nhưng nếu mụn của bạn không có tác dụng với thuốc, kinh nguyệt bất thường, tóc mọc đột biến, tăng cân, đó có thể là dấu hiệu buồng trứng đa nang.
Những đốm đỏ sần này có thể là bệnh vảy nến, một chứng bệnh tự miễn khi hệ thống miễn dịch khiến tế bào da phát triển quá nhanh. Và do nguyên nhân tiềm ẩn của chứng này, người mắc dễ có nguy cơ cao phát triển những chứng bệnh như tiểu đường type 2, cao huyết áp, bệnh tim mạch.
Người thiếu năng lượng, hơi thở ngắn có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu máu, cần bổ sung sắt. Tuy nhiên, nếu da đột nhiên tái xanh không có lý do, bạn nên đi khám để tránh bệnh chảy máu nội bộ hoặc bệnh bạch cầu.
Vùng da sạm ở cổ, dưới cánh tay và đùi trong là một tình trạng gọi là acanthosis nigricans, khiến các khu vực da này sạm hơn, dày hơn và thường mịn màng khi chạm vào. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh kháng insulin, tiền đề phát triển tiểu đường type 2. Bạn nên khám mức độ glucose và insulin của mình.
Có rất nhiều lý do khiến da bạn ngứa ngáy, phổ biến nhất là dị ứng, thay đổi môi trường, phản ứng thuốc. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị côn trùng cắn, bệnh ngầm như bệnh thiếu máu, tiểu đường… Để giảm ngứa, bạn có thể uống thuốc kháng histamine.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh