✴️ Các phương pháp thăm khám và chẩn đoán bệnh khớp

Nội dung

 

Thăm khám qua triệu chứng lâm sàng

Đa phần các bệnh lý khớp đều có biểu hiện lâm sàng. Dựa vào chúng có thể chẩn đoán được bệnh, hoặc đưa ra các bước kiểm tra cần thiết, hợp lý mang lại kết quả chính xác nhất. Triệu chứng lâm sàng có biểu hiện ở toàn thân hoặc tại chỗ, hoặc cả hai.

– Các biểu hiện tại chỗ: đau khớp, sưng khớp, biến dạng khớp, lỏng khớp, hạn chế các động tác gì, âm thanh phát ra từ khớp, màu da…

Bệnh khớp gây đau đớn và tê nhức

 

– Các biểu hiện toàn thân: màu da, dấu hiệu trên da, dáng đi dáng đứng, sốt, nội tạng, thần kinh, giác quan…

Bên cạnh đó còn theo dõi cả thời gian đau nhiều, đau ít.

 

Các xét nghiệm thăm dò

Sau khi chẩn đoán lâm sàng, các bác sĩ sẽ lựa chọn một hoặc nhiều trong số các xét nghiệm dưới đây để bệnh nhân thực hiện. Từ đó đưa ra những phương án kiểm tra phù hợp hoặc kết luận chính xác về tình trạng của khớp.

– Xét nghiệm máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, hemoglobin, hematocrit): xác định tình trạng nhiễm độc và biến chứng của bệnh khớp.

– Xét nghiệm nước tiểu (protein, tế bào): giúp chẩn đoán luput ban đỏ thông qua tình trạng thận.

– Xét nghiệm sinh hóa máu (chức năng gan, thận, chuyển hóa muối và các chất điện giải): có giá trị trong chẩn đoán bệnh Gút và các bệnh cơ xương khớp khác.

– Xét nghiệm huyết thanh (kháng thể, kháng nguyên): tiến hành theo chỉ định của bác sĩ khi người bệnh có những biểu hiện của bệnh hệ thống.

– Xét nghiệm dịch khớp (dịch không viêm, dịch viêm, dịch mủ và dịch máu): là cách cần thiết để chẩn đoán bệnh khớp.

– Xét nghiệm phản ứng viêm cấp: Dựa trên các phản ứng của cơ thể với yếu tố gây nhiễm. Tốc độ lắng hồng cầu là một xét nghiệm thường dùng.

– Nội soi khớp: là phương pháp cho phép nhìn thấy cấu tạo bên trong khớp để tìm các dấu hiệu bất thường.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top