✴️ Cảnh giác khi bị tê mỏi chân tay

Nội dung

Nếu thấy cơ thể đau nhức, tê mỏi chân tay, các xương khớp kêu răng rắc ,..ở tuổi trung niên cần đi khám ngay, bởi đây có thể là biểu hiệu của chứng loãng xương

1. Loãng xương diễn biến âm thầm

Cảm thấy không yên tâm khi thường xuyên bị tê mỏi chân tay, Cô Lê Hằng (42 tuổi, Hòa Bình) quyết định đi kiểm tra sức khỏe. Sau khi được bác sĩ khám và chỉ định đo mật độ xương, cô Hằng bất ngờ khi mình bị chứng loãng xương.

Tương tự như cô Hằng, Chị Mai Lan (38 tuổi, nhân viên văn phòng) cảm thấy sức khỏe thay đổi rõ rệt từ sau khi sinh bé thứ hai. Nhưng vì bận bịu công việc và con cái nên chị chủ quan bỏ qua không đi khám. Đến lúc xuất hiện triệu chứng các khớp xương kêu răng rắc khi di chuyển và thường xuyên bị chuột rút, chị mới đi khám và được chẩn đoán là bị loãng xương.

Các bác sĩ khuyến cáo, bệnh loãng xương có diễn tiến âm thầm, đến khi phát hiện các dấu hiệu như trên thì tỷ ệ xương bị mất có thể đã lên tới 30%. Người bệnh dễ dàng bị gãy xương, vẹo đốt sống, … lúc này mới phát hiện là do loãng xương. Loãng xương nếu không được phát hiện và điều trị dứt điểm có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Loãng xương là nguyên nhân làm tăng nguy cơ gãy xương

 

Theo thống kê của hiệp hội loãng xương Việt Nam, tính đến 2012 nước ta có 2,8 triệu người mắc bệnh loãng xương, trong đó nữ chiếm 76%. Dự báo đến năm 2020, con số này có thể lên tới 4,5 triệu người – một con số đáng báo động.

Loãng xương gây ra nhiều triệu chứng phức tạp, không chỉ bị tê mỏi chân tay, loãng xương gây cảm giác đau nhức khó chịu tại các đầu xương hay dọc theo các xương dài. Đau như bị châm chích toàn thân và nặng hơn vào ban đêm hoặc khi người bệnh thay đổi tư thế, khó khăn khi quay lưng, cúi gập hay ngửa người. Nguy hiểm hơn loãng xương gây biến dạng cột sống, lún đốt sống làm gù lưng khi lớn tuổi.

Hậu quả đáng ngại nhất của loãng xương là người bệnh dễ bị gãy xương một cách tự nhiên hoặc chỉ vì một tác động nhẹ, hoặc chỉ là một cơn hắt hơi mạnh.

 

2. Phòng bệnh loãng xương

Loãng xương bệnh phổ biến có thể gặp ở bất kì ai, những phụ nữ tuổi mãn kinh là đối tượng có nguy cơ cao với bệnh lý này, lượng estrogen giảm mạnh. Để phòng ngừa bệnh chị em nên duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý và thường xuyên luyện tập thể dục ngay từ khi còn trẻ.

Tránh sử dụng các chất kích thích, tránh xa thuốc lá. Nên tiếp xúc với nắng sớm khoảng 15 phút mỗi ngày đểcơ thể tổng hợp vitamin D3 có tác dụng tăng hấp thu canxi.

Đặc biệt, khi bước vào tuổi trung niên, việc bổ sung canxi là yếu tố cần đặc biệt lưu ý. Ngoài nguồn canxi từ thực phẩm như sữa, trứng, bánh đúc, tôm cua…, cần thiết bổ sung canxi theo hướng dẫn của bác sĩ.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top