Đau khớp gối ở người trẻ là tình trạng sưng đau ở vùng lồi củ trên xương chày, ngay dưới xương bánh chè do vận động khớp quá mức. Khớp gối khi bị viêm đau làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc sinh hoạt, lao động và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Nguyên nhân đau khớp gối ở người trẻ
Dây chằng giống như sợi cao su, bình thường nó có khả năng co giãn. Nhưng khi dây chằng bị kéo căng quá, cũng giống như sợi dây cao su nhão, nó sẽ không bao giờ trở về trạng thái bình thường nữa. Hoạt động thể thao mạnh (bóng đá, bóng rổ,…) hoặc vận động mạnh có thể làm giãn hoặc rách dây chằng.
Gân giúp cơ co giãn và có tính mềm dẻo hơn dây chằng. Gân rất dễ bị giãn, hình thành các vết rách nhỏ, đặc biệt là khi bạn không khởi động cơ trước khi tập các bài vận động mạnh. Nếu tình trạng này kéo dài và càng nhiều gân tia bị rách sẽ dẫn đến sưng, viêm và gây đau khớp.
Viêm gân quanh khớp gối thường liên quan đến xương bánh chè và gân bánh chè. Gân bánh chè nối xương bánh chè với xương chày. Viêm gân bánh chè xảy ra khi gân và các cơ nhỏ xung quanh bị viêm và tấy lên.
Sụn bị rách ra ở cả người trẻ và người già là nguyên nhân phổ biến gây đau khớp gối. Nguyên nhân gây tổn thương sụn chêm là bị chấn thương (chạy nhảy, va đập,…) và do quá trình thoái hóa (người già sụn giòn hơn). Cơ chế rách sụn chêm xảy ra khi gập đầu gối và xoay.
Nhuyễn sụn gây ra cơn đau dưới xương bánh chè vì sụn bị mềm đi. Bệnh này thường xảy ra ở vận động viên điền kinh, nữ mắc bệnh nhiều hơn nam.
Khi đó sụn giữa các khớp gối dần dần hư mòn. Những thay đổi của xương khớp dẫn khi bị viêm khớp mạn tính dẫn đến hậu quả bị viêm và cơn đau làm suy nhược cơ thể.
Ở người trẻ sau những buổi tập luyện, vận động hoặc chạy nhảy sẽ đau ở đầu gối, nhìn thấy sưng và đau ở lồi củ trên xương chày, ngay dưới xương bánh chè.
Tính chất đau tăng dần khi vận động, đau nhiều vào buổi sáng sau khi thức dậy. Đau lúc chạy nhảy, giảm bớt khi nghỉ ngơi. Tùy theo tổn thương mà mức độ ít hay nhiều, tổn thương nặng thì đau nhiều còn tổn thương lần đầu thì thường đau nhẹ. Bệnh xảy ra ở một bên gối hoặc hai bên.
Các cơ liên quan, nhất là cơ tứ đầu đùi bị co thắt. Việc chẩn đoán bệnh có thê dựa vào triệu chứng như khớp gối sưng, đỏ, đau; chụp X-quang thấy tổn thương gân và xương khớp.
Khi bị đau đầu gối, người bệnh nên đến các bệnh viện có phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp để chẩn đoán và điều trị kịp thời. Có thể thực hiện một số biện pháp tự chăm sóc để giảm viêm và đau như cho khớp gối được nghỉ ngơi, dùng nước đá chườm lên vùng tổn thương để giảm sưng và đau.
Khi tham gia các hoạt động thể dục thể thao, tránh vận động mạnh, cần băng thêm một miếng đệm trên vùng đau ở đầu gối để bảo vệ khớp gối. Giảm sức ép lên đầu gối bằng cách đeo một đai bảo vệ trên gân xương bánh chè để giảm co kéo lên vùng gân bám dính với xương.
Người bị đau khớp gối nên chú ý trọng lượng của cơ thể, tránh thừa cân, béo phì sẽ dồn cân nặng lên các khớp khiến bệnh nặng thêm.
Dùng thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm để điều trị. Tuy nhiên cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Nếu các phương pháp điều trị đều không được đồng thời các mảnh xương gãy không lành thì cần phải tiến hành phẫu thuật.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh