✴️ Đau lưng và những điều cần biết

Đau lưng là tình trạng rất phổ biến mà hầu như ai cũng gặp phải ít nhất một lần trong đời.Trong phần lớn các trường hợp đau lưng thường không quá nghiêm trọng và sẽ cải thiện dần sau khoảng vài tuần hoặc vài tháng. Tuy nhiên cũng có khi cơn đau kéo dài dai dẳng hoặc biến mất rồi tiếp tục tái lại. Vì thế tốt nhất khi bị đau lưng, vẫn nên thăm khám và kiểm tra cụ thể tại bệnh viện để xác định nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp.

Trong phần lớn các trường hợp đau lưng thường không quá nghiêm trọng và sẽ cải thiện dần sau khoảng vài tuần hoặc vài tháng.

 

1. Nguyên nhân gây đau lưng

Thường thì không thể xác định nguyên nhân gây ra chứng đau lưng. Các bác sĩ gọi đây là đau lưng “không cụ thể”.

Đôi khi đau lưng là kết quả của một chấn thương như bong gân hoặc các bệnh lý sau:

Trượt đĩa đệm.

Đau thần kinh tọa.

Những bệnh lý này có xu hướng gây ra các triệu chứng đi kèm khác như tê liệt, suy nhược hoặc cảm giác ngứa ran.

 

2. Cách làm giảm đau lưng

Những bí quyết sau y có thể giúp giảm bớt đau lưng và tăng tốc độ phục hồi:

Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt nhưng cố gắng tiếp tục vận động nhẹ nhàng, sinh hoạt bình thường. Đây là điều người bị đau lưng cần hết sức lưu ý vì nghỉ ngơi trong thời gian dài có thể làm cho cơn đau trở nên tồi tệ hơn.

Thử tập thể dục và cái bài tập kéo dãn: các loại hình vận động khác như đi bộ, bơi lội, yoga và pilates cũng có thể hữu ích

Uống thuốc giảm đau chống viêm như ibuprofen: đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn, tốt nhất nên tham khảo tư vấn của bác sĩ.

Sử dụng túi chườm nóng hoặc chườm lạnh: có tác dụng giảm đau nhẹ trong thời gian ngắn.

Nếu đã áp dụng các biện pháp hỗ trợ trên nhưng tình trạng đau lưng không cải thiện mà có dấu hiệu tiến triển nặng thêm, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày thì nên tới bệnh viện để kiểm tra ngay.

 

3. Ngăn chặn tình trạng đau lưng

Thật khó để ngăn ngừa cơn đau lưng, nhưng những lời khuyên sau đây có thể giúp giảm nguy cơ gặp phải tình trạng khó chịu này:

Tập thể dục thường xuyên, ít nhất là 30 phút/ngày.

Không ngồi một chỗ quá lâu, cố gắng duy trì vận động.

Nâng vật nặng đúng tư thế.

Kiểm tra tư thế khi ngồi, sử dụng máy vi tính và xem tivi.

Giảm cân bằng cách kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên đối với người bị thừa cân. Vì thừa cân, béo phì có thể làm tăng nguy cơ bị đau lưng.

 

4. Lưu ý các dấu hiệu cấp cứu

Tới bệnh viện để thăm khám và kiểm tra ngay nếu tình trạng đau lưng càng ngày càng chuyển biến xấu

 

Tới bệnh viện ngay lập tức nếu bị đau lưng kèm theo các triệu chứng sau:

Tê hoặc ngứa ran quanh bộ phận sinh dục hoặc mông

Bí tiểu

Mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột

Đau ngực

Sốt

Giảm cân không giải thích được

Sưng hoặc dị dạng ở lưng

Đau lưng không cải thiện sau khi nghỉ ngơi hoặc tệ hơn vào ban đêm

Đau lưng bắt đầu sau một tai nạn nghiêm trọng như tai nạn xe hơi

Những dấu hiệu này có thể là cảnh báo của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn và cần được kiểm tra khẩn cấp.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top