Mặc dù các xương ở bàn chân có kích thước nhỏ nhưng chúng lại có vai trò rất quan trọng trong việc đi lại và giữ thăng bằng của cơ thể. Các tổn thương ngón chân còn có thể gây ảnh hưởng đến dáng đi, làm tổn thương đến các khớp khác của cơ thể như khớp háng hay khớp gối. Do có vai trò quan trọng nên các chấn thương ở ngón chân có thể khiến cho bệnh nhân đau và gặp bất tiện trong đời sống hàng ngày.
Mặc dù một số người cho rằng họ không thể làm gì để điều trị một ngón chân bị gãy, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Thực tế thì các nhân viên y tế có thể đánh giá được độ nặng của hầu hết các chấn thương ngón chân. Nếu không chữa trị thì ngón chân gãy sẽ có thể dẫn đến các vấn đề đau đớn khác sau này.
Gãy xương bàn chân cũng rất thường gặp, do đó những thông tin về triệu chứng cũng như thời điểm để đi khám cũng rất hữu ích.
Bài viết này sẽ cung cấp các kiến thức về cách nhận biết và điều trị gãy ngón chân, các dạng gãy, nứt, thời gian lành và nhiều thông tin khác.
Trong hầu hết các trường hợp, các chuyên gia bàn chân, bác sĩ chấn thương chỉnh hình, hoặc bác sĩ gia đình sẽ chẩn đoán được gãy xương ngón chân bằng việc thăm khám lâm sàng và chụp Xquang.
Bác sĩ thường có thể xác định được vị trí gãy sau khi thăm khám bằng mắt, nhưng vẫn phải chụp Xquang để đánh giá tổn thương và quyết định biện pháp điều trị cho từng cá nhân.
Đi khám để nhận được chẩn đoán và thực hiện việc chăm sóc vị trí tổn thương theo hướng dẫn để có thể đẩy nhanh qua trình hồi phục. Các biện pháp điều trị dành cho gãy ngón chân bao gồm:
Túi chườm đá và băng gạc có thể mua được online.
Không nên chườm đá quá 10 phút mỗi lần và cũng không nên đặt trực tiếp lên trên bề mặt da do có thể gây bỏng lạnh.
Không nên quấn tròn chặt băng xung quanh ngón chân do có thể làm giới hạn nguồn máu đến ngón chân và gây nên tổn thương vĩnh viễn.
Theo một bài báo khoa học, các bác sĩ sẽ có các lựa chọn điều trị tiêu chuẩn hay mặc định. Việc lựa chọn biện pháp nào sẽ phụ thuộc vào việc ngón chân cái có bị tổn thương hay không. Trong tất cả các trường hợp, mục tiêu của việc điều trị là giữ cho các ngón chân ở đúng vị trí của chúng, cố định chúng lại một cách ngay ngắn và bất động nhất có thể để việc hồi phục diễn ra tốt hơn.
Việc điều trị cho vấn đề này diễn ra theo 2 bước. Các bác sĩ sẽ khuyến cáo sử dụng giày đi bộ y khoa hoặc băng bột, dùng kèm với miếng đỡ ngón chân trong vòng 2 - 3 tuần. Sau đó các bác sĩ sẽ cho sử dụng giày y khoa đế cứng trong vòng 3 - 4 tuần.
Các bác sĩ khuyến cáo sử dụng biện pháp băng buddy và mang giày đề cứng trong vòng 4-6 tuần.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh