Lý do khiến vai bị đau

Vai là một khớp cầu két nối ba xương chính: xương cánh tay, xương đòn và xương bả vai. Những xương này được đệm bởi một lớp sụn.

Bạn có thể bị thương ở vai khi lao động chân tay, chơi thể thao hoặc thậm chí do chuyển động lặp đi lặp lại. Một số bệnh có thể gây ra cơn đau di chuyển đến vai. Chúng bao gồm các bệnh về cột sống cổ, cũng như bệnh gan, tim hoặc túi mật.

Bạn có nhiều khả năng gặp vấn đề với vai khi già đi, đặc biệt là sau 60 tuổi. Điều này là do các mô mềm xung quanh vai có xu hướng thoái hóa theo tuổi tác. Trong nhiều trường hợp, bạn có thể điều trị đau vai tại nhà. Tuy nhiên, bạn cũng có thể cần tới vật lý trị liệu, thuốc men hoặc phẫu thuật. Đây là những gì bạn cần biết về đau vai, bao gồm nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa.

Nguyên nhân gây đau vai?

Một số yếu tố và điều kiện có thể góp phần gây đau vai. Nguyên nhân phổ biến nhất là viêm gân chóp xoay. Đây là một tình trạng đặc trưng bởi tình trạng sưng gân.

Một nguyên nhân phổ biến khác của đau vai là hội chứng va đập trong đó vòng gân cơ chóp xoay vai quay bị kẹt giữa mỏm cùng vai (một phần của xương bả vai bao phủ chỏm xương cánh tay) và đầu xương cánh tay (phần chỏm của xương cánh tay).

Đôi khi đau vai là kết quả của chấn thương ở một vị trí khác trên cơ thể bạn, thường là cổ hoặc bắp tay. Đây được gọi là cơn đau quy chiếu (đau ở vị trí A trong khi tạng tổn thương ở vị trí B). Cơn đau quy chiếu thường không nặng hơn khi bạn cử động vai.

Các nguyên nhân khác gây đau vai bao gồm:

  • Viêm khớp
  • Rách sụn
  • Vòng gân cơ chóp xoay vai bị rách
  • Sưng bao hoạt dịch hoặc gân
  • Gai xương (xương nhô ra phát triển dọc theo các cạnh của xương)
  • Dây thần kinh bị chèn ép ở cổ hoặc vai
  • Gãy xương vai hoặc xương cánh tay
  • Viêm quanh khớp vai thể đông cứng
  • Trật khớp vai
  • Chấn thương do sử dụng vai quá mức hoặc sử dụng lặp đi lặp lại
  • Chấn thương tủy sống
  • Đau tim

 

Chẩn đoán đau vai như thế nào?

Để tìm ra nguyên nhân gây đau vai của bạn. Bác sĩ sẽ yêu cầu tiền sử y tế và khám sức khoẻ của bạn.

Vai sẽ cảm thấy đau và sưng, đồng thời bác sĩ sẽ đánh giá phạm vi chuyển động và độ ổn định khớp của bạn. Các xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như chụp X-quang hoặc MRI, có thể tạo ra hình ảnh chi tiết về vai của bạn để giúp chẩn đoán.

Bác sĩ cũng có thể đặt câu hỏi để xác định nguyên nhân. Các câu hỏi có thể bao gồm:

  • Đau ở một bên vai hay cả hai?
  • Cơn đau có bắt đầu đột ngột? Nếu vậy, bạn đã làm gì?
  • Cơn đau có di chuyển đến các vùng khác trên cơ thể bạn không?
  • Bạn có thể xác định chính xác khu vực đau?
  • Vai có đau khi bạn không di chuyển không?
  • Nó có đau hơn khi bạn di chuyển theo những cách nhất định không?
  • Đó là một cơn đau dữ dội hay đau âm ỉ?
  • Vùng đau có bị đỏ, nóng hoặc sưng lên không?
  • Cơn đau có khiến bạn thức giấc vào ban đêm không?
  • Điều gì làm cho cơn đau giảm đi hoặc tăng lên
  • Bạn đã phải hạn chế các hoạt động của mình vì đau vai?

 

Khi nào nên đi khám?

Bạn nên đi khám ngay nếu bị sốt, không thể cử động vai, bầm tím kéo dài, nóng và đau quanh khớp hoặc cơn đau kéo dài sau vài tuần tự điều trị tại nhà.

Nếu cơn đau vai của bạn đột ngột và không liên quan đến chấn thương, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức. Nó có thể là dấu hiệu của một cơn đau tim. Các dấu hiệu khác của cơn đau tim bao gồm:

  • Khó thở
  • Tức ngực
  • Chóng mặt
  • Đổ quá nhiều mồ hôi
  • Đau ở cổ hoặc hàm

Ngoài ra, hãy gọi cấp cứu hoặc đến phòng cấp cứu ngay lập tức nếu bạn bị thương ở vai, chảy máu, sưng tấy hoặc bạn có thể nhìn thấy mô bị hở.

 

Các lựa chọn điều trị cho đau vai là gì?

Điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của đau vai. Một số lựa chọn điều trị bao gồm vật lý trị liệu hoặc trị liệu nghề nghiệp, đeo đai cố định vai hoặc phẫu thuật.

Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc như thuốc chống viêm không steroid (NSAID) hoặc corticosteroid. Corticosteroid là loại thuốc chống viêm mạnh có thể uống hoặc tiêm vào vai của bạn.

Nếu bạn đã phẫu thuật vai, hãy làm theo hướng dẫn chăm sóc sau một cách cẩn thận:

  • Một số cơn đau nhẹ ở vai có thể được điều trị tại nhà. Chườm lạnh vai trong 15 đến 20 phút ba hoặc bốn lần một ngày trong vài ngày có thể giúp giảm đau. Sử dụng túi đá hoặc bọc đá trong khăn vì đặt đá trực tiếp lên da có thể gây tê cóng và bỏng da.
  • Để vai nghỉ ngơi trong vài ngày trước khi trở lại hoạt động bình thường và tránh bất kỳ cử động nào có thể gây đau có thể hữu ích. Hạn chế làm việc hoặc hoạt động trên cao.
  • Các phương pháp điều trị tại nhà khác bao gồm sử dụng thuốc chống viêm không steroid không kê đơn để giúp giảm đau và viêm, đồng thời băng ép khu vực bằng băng đàn hồi để giảm sưng.

 

Cách ngăn ngừa đau vai?

Các bài tập vai đơn giản có thể giúp kéo căng và tăng cường cơ bắp cũng như gân cơ quay. Một nhà trị liệu vật lý hoặc trị liệu nghề nghiệp có thể chỉ cho bạn cách thực hiện chúng đúng cách. Nếu bạn đã từng gặp vấn đề về vai, hãy chườm đá trong 15 phút sau khi tập thể dục để ngăn ngừa chấn thương trong tương lai. 

Sau khi bị viêm bao hoạt dịch hoặc viêm gân, thực hiện các bài tập vận động đơn giản hàng ngày có thể giúp bạn không bị cứng vai.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top