Người bệnh gout có được ăn bột yến mạch?

Có nên ăn bột yến mạch nếu bạn bị bệnh gout?

Bột yến mạch là một loại thực phẩm giàu chất xơ, và đương nhiên nó là một sự lựa chọn tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên đối với bệnh gout, đây là một món mà bạn nên ăn giới hạn một vài lần trong tuần.

  1. Bột yến mạch có lượng purine vừa phải

Bột yến mạch có khoảng 50 đến 150 miligam purine trên 100 gam thực phẩm. Purine là một hợp chất hóa học được tìm thấy ngay trong thực phẩm và đồ uống chúng ta ăn hàng ngày như: thịt đỏ, hải sản, đồ uống có cồn (bia). Khi cơ thể tiêu hóa purine, chúng sẽ tự sản sinh ra một chất gọi là axit uric – nguyên nhân gây nên bệnh gout.

Mặc dù bột yến mạch không chứa nhiều purine như nội tạng động vật, sò hoặc một số loại cá, nhưng nó vẫn đủ cao để tăng nguy cơ mắc bệnh gout nếu bạn ăn chúng quá nhiều.

  1. Giới hạn 2 lần mỗi tuần

Các chuyên gia khuyên bạn nên hạn chế ăn bột yến mạch ở mức 2 lần mỗi tuần nếu bạn đang mắc bệnh gout hoặc có nguy cơ cao bị bệnh do bạn có tiền sử gia đình đối với bệnh. Tuy nhiên, bạn không nên loại bỏ hoàn toàn việc không sử dụng bột yến mạch vì cơ bản nó mang lại lợi ích cho sức khỏe. Hàm lượng chất xơ có trong bột yến mạch có thể giúp tăng cảm giác no cho bạn và giúp bạn tiêu hóa tốt hơn. Theo các nhà khoa học, nó thậm chí còn có thể làm giảm nguy cơ mắc tăng huyết áp.

 

Thực phẩm ảnh hưởng đến bệnh gout như thế nào?

Bệnh gout xảy ra khi có tình trạng dư thừa tinh thể acid uric trong cơ thể. Theo các chuyên gia, chế độ ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout khi sử dụng một số thực phẩm có chứa purine.

  1. Một số thực phẩm chứa hàm lượng purine cao có thể dẫn đến dư thừa acid uric như:
  • Thịt đỏ
  • Rượu
  • Nước ngọt
  • Động vật có vỏ

Những thực phẩm có chứa purine ở mức vừa phải có thể được sử dụng ở mức độ vừa phải. Tuy nhiên khi bạn mắc bệnh gout, các chuyên gia khuyên bạn tránh các loại thực phẩm có hàm lượng purine cao và hạn chế các loại thực phẩm có hàm lượng purine vừa phải để có thể ngăn ngừa bệnh gout quay trở lại.

 

Thực phẩm thân thiện với bệnh gout

Hầu hết các loại thực phẩm thân thiện với bệnh gout đều là những thực phẩm lành mạnh và bạn có thể sử dụng chúng thường xuyên. Một số loại thực phẩm có hàm lượng purine thấp bao gồm:

  • Phô mai
  • Cà phê
  • Trứng
  • Trái cây
  • Rau xanh
  • Các sản phẩm từ sữa ít béo như sữa chua hoặc sữa tươi
  • Quả hạch
  • Bơ lạc

Nếu bạn có thói quen thường xuyên ăn bột yến mạch, bạn nên cân bằng nó với những thực phẩm ít purine. Có thể là một ly sữa ít béo và trái cây để tăng thêm hương vị và dinh dưỡng cho bữa ăn.

Một cách khác là uống nhiều nước hàng ngày cũng có thể giúp bạn giảm nguy cơ bị bệnh gout tấn công. Bổ sung thêm nước giúp đào thải acid uric khỏi cơ thể tốt hơn.

 

Những thực phẩm cần tránh nếu bạn bị bệnh gout

Một số loại thực phẩm có hàm lượng purine rất cao và có thể làm tăng nồng độ acid uric trong cơ thể, ví dụ:

  • Rượu bia
  • Thực phẩm và đồ uống có chứa đường fructose
  • Tôm hùm
  • Nội tạng động vật, chẳng hạn như thận, gan,… hoặc bánh ngọt
  • Các loại cá nhỏ, chẳng hạn như cá cơm
  • Nước ngọt có đường, chẳng hạn như nước ép trái cây hoặc soda
  • Thịt động vật hoang dã, chẳng hạn như gà lôi, thỏ hoặc thịt nai

Nếu bạn thích ăn những thực phẩm này, tốt nhất là hãy ăn chúng với lượng rất ít. Không có quy định bắt buộc bạn không được sử dụng những thực phẩm này, nhưng tốt hơn hết là chúng không nên xuất hiện trong chế độ ăn uống của bạn.

 

Tổng kết

Bột yến mạch không phải là thực phẩm tốt nếu bạn đang bị bệnh gout, nhưng nó cũng không phải là một thực phẩm xấu để bạn hạn chế sử dụng. Nếu bạn có tiền sử bị bệnh gout, bạn nên cân nhắc chỉ sử dụng một vài lần trong tuần.

Các chuyên gia đưa ra lời khuyên nên thực hiện chế độ ăn uống các thực phẩm chứa ít purine nhất có thể để giúp giảm nguy cơ tái phát cơn gout. Đồng thời, bạn cũng nên gặp bác sĩ để có thể sử dụng những giải pháp khác cùng lúc, chẳng hạn như sử dụng thuốc.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top