Sụn là mô liên kết đóng vai trò như lớp đệm bảo vệ giúp giảm chấn động và tránh sự cọ xát giữa hai đầu xương khi khớp cử động. Tuy nhiên qua nhiều năm, sự hao mòn hàng ngày có thể ảnh hưởng đến sụn của bạn. Sụn bị thoái hoá sẽ ảnh hưởng đến khớp, vì vậy cần phải dựa vào các nhóm cơ xung quanh và các biện pháp hỗ trợ để giữ khớp. Nhưng việc này có thể dẫn đến các vấn đề khác như mất cân bằng cơ bắp và gây chấn thương.
Bệnh teo cơ xảy ra khi chúng ta già đi. Bạn có thể sẽ mất tới 5% khối lượng cơ bắp mỗi thập kỷ sau tuổi 30. Tình trạng mất cơ do tuổi tác gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho đầu gối của bạn. Khi các cơ xung quanh của bạn yếu đi, chúng không còn khả năng hỗ trợ khớp. Điều này không chỉ khiến đầu gối chịu nhiều áp lực hơn mà còn khiến bạn dễ chấn thương hơn.
Khi bạn bước sang tuổi 50, cơ thể của bạn không chỉ phân huỷ xương cũ nhanh hơn so với quá trình tạo xương mới, mà tình trạng mất xương cũng tăng cao, đặc biệt là trong thời kỳ mãn kinh.
Nhiều trường hợp nghiêm trọng còn có thể dẫn đến chứng loãng xương - một bệnh về xương đặc trưng bởi sự giảm mật độ khoáng của xương và khối lượng xương. Nhưng mật độ xương giảm là tin xấu cho đầu gối của bạn. Bởi tình trạng này có thể làm suy yếu đầu gối theo cấp số nhân, khiến bạn dễ ngã và chấn thương như gãy xương.
Di chuyển ít và ngồi nhiều hơn sẽ không tốt cho đầu gối của bạn. Khi bạn dành thời gian nhiều cho việc ngồi, hệ thống cơ xương của bạn sẽ trở nên thoái hoá và yếu đi, ảnh hưởng đến cả đầu gối của bạn. Đặc biệt việc thiếu hoạt động có thể làm sụn co và cứng lại.
Hoạt động thể chất thúc đẩy dòng chảy của chất lỏng hoạt dịch (chất lỏng bên trong các khớp giúp bôi trơn). Khi bạn không hoạt động, bạn sẽ có ít chất bôi trơn hơn, làm đầu gối kêu lục cục và yếu hơn. Điều này khiến cho những công việc và hoạt động hàng ngày trong cuộc sống cũng trở nên khó khăn.
Viêm xương khớp (còn gọi là bệnh thoái hoá khớp) liên quan đến sự phá vỡ sụn, xương và các mô gây đau, sưng, biến dạng khớp. Cơn đau do thoái hoá sụn có thể khiến cơ ngừng hoạt động khi cơ thể chuyển sang chế độ bảo vệ để ngăn ngừa chấn thương. Tuy nhiên có thể điều này sẽ làm trầm trọng thêm các vấn đề về đầu gối của bạn. Đây là lý do tại sao, khi cơ bắp của bạn không hoạt động, chúng sẽ yếu đi, điều này có thể khiến bạn cảm thấy đứng không vững hơn.
Mặc dù viêm xương khớp sẽ không ảnh hưởng đến tất cả người lớn tuổi, nhưng lão hoá là một yếu tố chính. Khoảng 80% những người trên 55 tuổi đang đối phó với một số mức độ của tình trạng thoái hoá này.
Các yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ phát triển viêm xương khớp:
Sự trao đổi chất chậm hơn và lối sống ít vận động hơn thường là nguyên nhân dẫn đến sự tăng cân liên quan đến tuổi tác. Thật không may, thừa cân là yếu tố làm đầu gối yếu đi. Với trọng lượng lớn hơn, đầu gối của bạn sẽ phải chịu thêm áp lực từ trọng lực cơ thể. Trọng lượng càng lớn, áp lực lên đầu gối càng tăng. Và điều này có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh thoái hoá khớp. Ngoài việc gây quá tải cho các khớp, béo phì còn tạo ra các tác động chuyển hoá và gây viêm, viêm xương khớp, đặc biệt là khớp gối.
Sau khi bị chấn thương đầu gối, một bên cơ thể thường trở nên yếu hơn hoặc ít vận động cơ bắp hơn bên còn lại. Điều này có thể tạo ra nhiều vấn đề hơn như: mất cân bằng cơ, mất ổn định khớp và cuối cùng là phá vỡ sụn.
Chấn thương cũ ở đầu gối cũng có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh viêm xương khớp. Khi không được điều trị, đầu gối yếu có thể khiến bạn đứng không vững. Sự mất ổn định của đầu gối có thể ảnh hưởng đến khả năng giữ thăng bằng của bạn và làm tăng nguy cơ bị ngã. Hãy đi gặp bác sĩ chuyên khoa, để được thăm khám và điều trị sớm nhất. Tốt nhất để hạn chế tình trạng đầu gối bị yếu đi thì bạn nên ưu tiên tập luyện sức mạnh để khớp và cơ bắp được khoẻ mạnh.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh