✴️ Viêm gân chóp xoay (Rotator Cuff Tendinitis)

Triệu chứng

     Các triệu chứng thường nhẹ lúc đầu, sau đó tăng dần mức độ bao gồm:

  • Đau khi nâng hoặc hạ cánh tay.

  • Cứng khớp vai.

  • Đau âm ỉ.

  • Sưng và đau ở phía trước vai

  • Đau kéo dài từ phía trước đến phía bên vai

  • Đau đột ngột, đau nhói khi chạm vùng vai hoặc nâng cao cánh tay.

  • Xuất hiện âm thanh lách tách khi hoạt động khớp vai.

Một số hoạt động hoặc chơi các môn thể thao sử dụng khớp vai thường xuyên có thể dẫn đến hội chứng viêm gân chóp xoay bao gồm:

  • Bóng chày.

  • Tennis.

  • Bóng chuyền.

  • Bơi lội.

Các triệu chứng trở nên nghiêm trọng và dai dẳng hơn khi viêm gân chóp xoay tiến triển gây ra các vấn đề như:

  • Mất ngủ do đau hoặc khó chịu cần thay đổi tư thế.

  • Mất sức và vận động ở vai.

  • Khó khăn khi đưa di chuyển phần chóp sau ra sau xuống dưới (phần ngoài của khớp vai di chuyển về sau lưng)

Nếu viêm gân chóp xoay do chấn thương, người mắc phải thường sẽ có cảm giác rất đau và không thể cử động được vai.

viem gân chóp xoay

Chẩn đoán

Bằng cách thăm khám và thu thập các triệu chứng khi bệnh nhân di chuyển vai theo các hướng khác nhau để đánh giá phạm vi chuyển động, sức mạnh vùng cơ ở vai, từ đó bác sĩ có thể chẩn đoán mắc hội chứng viêm gân chóp xoay.

Để loại trừ các tình trạng khác, bác sĩ sẽ chỉ định một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh chẳng hạn như:

  • MRI hoặc siêu âm để kiểm tra tình trạng viêm, tụ dịch hoặc tổn thương như rách hoặc thoái hóa.

  • Chụp X-quang để phát hiện các gai xương nhỏ.

Điều trị

Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ đề nghị phương pháp điều trị không phẫu thuật cho những người bị viêm gân chóp xoay mức độ nhẹ bao gồm:

  • Nghỉ ngơi, đặc biệt tránh các hoạt động gây kích thích vai.

  • Chườm túi lạnh hoặc chườm đá vào vai trong 15 phút, 3-4 lần mỗi ngày

  • Cố gắng tránh đè, ép vai đau khi ngủ.

  • Dùng thuốc chống viêm không steroid không kê đơn hoặc thuốc giảm đau khi cần thiết.

  • Giữ cho cơ vai thư giãn và không bị siết chặt.

  • Tắm nước ấm hoặc tắm vòi sen có thể giúp thư giãn cơ vai.

Bệnh nhân có thể sử dụng kem, thuốc mỡ hoặc miếng dán có chứa thuốc giảm đau, chẳng hạn như:

  • Tinh dầu bạc hà.

  • Capsaicin.

  • Long não.

  • Metyl salicylat.

Ngoài ra, vật lý trị liệu cũng có ích trong việc cải thiện triệu chứng và phục hồi chức năng.

Liệu pháp tiêm kháng viêm steroid được sử dụng nếu nghỉ ngơi, tập luyện và vật lý trị liệu không khắc phục được các triệu chứng.

Steroid sẽ có đặc tính chống viêm mạnh mẽ. Bác sĩ sẽ tiêm trực tiếp vào vai. Trong quá trình này, bệnh nhân có thể cần phải gây tê cục bộ và cần lặp lại sau vài tháng cho đến khi vai đáp ứng với các phương pháp điều trị ít xâm lấn hơn.

Phẫu thuật

Nếu tất cả các phương pháp điều trị khác không làm thuyên giảm các triệu chứng, cần phải tiến hành phẫu thuật. Trước khi tiến hành phẫu thuật cần đánh giá các tiêu chí sau một cách chính xác:

  • Mức độ nghiêm trọng của viêm gân.

  • Gân có bị rách hay không.

  • Tuổi tác của bệnh nhân.

  • Sức khỏe toàn diện.

  • Nhu cầu thể chất của họ hay yêu cầu công việc, sở thích.

  • Tình trạng viêm gân mãn tính hay xuất hiện sau một chấn thương.

Bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ các phần của bursa (túi hoạt dịch), một túi chứa đầy chất lỏng nằm trong vòng bít. Một bursa khỏe mạnh giúp xương vai và gân di chuyển mà không ma sát.

Bác sĩ phẫu thuật cũng có thể loại bỏ một phần phía trước của mỏm cùng vai - là một xương ở đỉnh vai.

Hầu hết các trường hợp cần từ 2- 4 tháng để hồi phục hoàn toàn sau phẫu thuật viêm gân chóp xoay.

Trong vài tuần đầu tiên phục hồi, một người thường sẽ đeo một chiếc địu để giảm áp lực và căng thẳng cho quá trình chữa bệnh vai.

Một khi vai không còn đau, một người có thể bắt đầu duỗi và thực hiện các bài tập tăng cường được khuyến nghị bởi bác sĩ hoặc nhà trị liệu vật lý.

Biến chứng

Tùy thuộc nghề nghiệp, thói quen của một người hay mức độ nghiêm trọng của viêm gân, tình trạng này có thể gây ra các biến chứng như:

  • Viêm gân mãn tính

  • Hạn chế vận động

  • Khó khăn với các chuyển động như ném hoặc nâng.

  • Giảm sức mạnh và tính linh hoạt ở các cơ vai, cánh tay, ngực và lưng.

  • Khó ngủ hoặc mất ngủ.

Như với bất kỳ phẫu thuật nào khác, phẫu thuật để điều chỉnh viêm gân chóp xoay có một nguy cơ nhất định như:

  • Chảy máu.

  • Sẹo.

  • Tổn thương mô lân cận do phẫu thuật.

  • Sốc thuốc.

Phòng ngừa

Cách tốt nhất để ngăn ngừa viêm gân chóp xoay là tránh hoặc hạn chế các hoạt động gây áp lực lên vai. Biện pháp phòng ngừa này cũng có thể giúp một người từng mắc giảm được nguy cơ tái phát.

Những người chơi các môn thể thao có sử dụng phần vai phải đảm bảo đúng kỹ thuật để hạn chế việc hoạt động khớp vai không đúng cách càng nhiều càng tốt.

Các phương pháp sau đây cũng có thể giúp ngăn ngừa hoặc hỗ trợ điều trị viêm gân chóp xoay:

  • Duỗi thẳng vai.

  • Thả lỏng vai sau các động tác lặp đi lặp lại, vận động hoặc tư thế sử dụng đến khớp vai.

  • Vận động đúng tư thế.

  • Nằm ngửa hoặc xoay trở luân phiên các bên khi ngủ.

  • Mang vác vật nặng càng gần cơ thể càng tốt.

  • Ngưng vận động, nghỉ ngơi khi vai bắt đầu xuất hiện những cơn đau.

  • Tránh thực hiện nhiều các động tác đưa tay lên cao hay sử dụng lực tác động quá mạnh.

Tổng kết

Có thể mất vài tuần hoặc vài tháng để hồi phục viêm gân chóp xoay. Tuy nhiên, với hầu hết các trường hợp nhẹ có thể phục hồi hoàn toàn bằng cách nghỉ ngơi, chăm sóc tại nhà và sử dụng thuốc không kê đơn.

Các trường hợp bị viêm gân nặng hơn có thể cần phải điều trị bổ sung hay phẫu thuật khi cần thiết. Sau phẫu thuật, cần tuân thủ chế độ tập luyện, nghỉ ngơi hợp lý theo hướng dẫn của bác sĩ.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top