✴️ Vị thuốc Cà phấn tàu

1. Mô tả

  • Cây nhỏ dạng bụi, cao 0,5 – 1m. Thân hình trụ, ít phân cảnh, lúc đầu có lông trắng sát, sau nhẵn.
  • Lá mọc so le, cuống có lông trắng, 3 lá chét hình thuôn hoặc trái xoan ngược, dài 2,5 – 5 cm, rộng 1 – 2,5 cm, gốc tròn, đầu lõm có mũi lồi, lá chét tận cùng to hơn, mặt trên nhãn, mặt dưới có lông màu tro, gân chính chạy dọc theo mép lá, gân phụ thành mạng lưới rõ, cuống chung dài 2 – 2,5 cm, có lông trăng nhạt.
  • Cụm hoa mọc ở ngọn hoặc đầu cảnh thành chùm bông, dải 4 – 6 cm, có lông mềm màu trắng bạc: lá bắc hình trái xoan nhọn, có khía; hoa nhiều màu hồng hoặc tím; đài có 4 răng nhẵn, cánh cờ hình trứng rộng, dài 4 mm, các cánh bên 2 mm, nhị 1 bó, bao phấn màu nâu, bẫu nhẵn.
  • Quả đậu mọc đứng, rất sít nhau, chia 5 – 6 đốt, có lông rất nhỏ.
  • Mùa hoa quả: tháng 6 – 9.

2. Phân bố, sinh thái

Chi Desmodium Dev. Có gần 30 loài ở Việt Nam, gồm hầu hết là cây thân thảo hoặc cây bụi.

Theo Nguyễn Đăng Khôi, 2003, cà phấn tàu mới thu được mẫu vật ở Đồng Đăng (Lạng Sơn). Cây phân bố chủ yếu ở các nước Trung Quốc (bao gồm cả Đài Loan), Mianma, Nepal và Ấn Độ với độ cao phân bố tới 2.200m.

Cà phấn tàu là loại cây thảo sống nhiều năm, ra ẩm và ưa sáng, thường mọc lẫn với các loài cây bụi nhỏ hay cỏ dại khác ở chân núi đá vôi hay trên nương rẫy.

Bộ phận dùng:

Toàn cây.

3. Tác dụng dược lý

Tác dụng trên vận động tự nhiên:
Toàn cây cà phấn tàu bỏ rễ, chặt nhỏ, ra sạch, phơi khô, nghiền thành bột, chiết cồn 50%, cổ dưới áp lực giảm đến khô. Tiêm phúc mạc liều 50 – 100 mg/kg cho chuột nhắt trắng, thấy vận động tự nhiên của chuột giảm [Dlhar et al., 1974, Indian J. Exptal Siology. vol. 12 (11): 512-523).

Độc tính cấp:
Thử cao khổ chiết như trên, đường tiêm phúc mạc cho chuột nhắt trắng, đã xác định được LD50 = 375 mg/kg [Dhar et al., 1974. Indian J.Exptal Siology. vol. 12 (11): 512 – 523].

Tác dụng kéo dài thời gian ngủ do pentobarbitan:
Tiêm phúc mạc pentobarbitan liều 45 mg/kg cho lô đối chứng và lô đã dùng cao khô toàn cây cà phấn tàu liều 100 mg/kg thấy thời gian ngủ ở lô có dùng thuốc dài hơn ở lô đối chứng [J.Res.Indian Med., 1975. 10: 135 – 138).

Tác dụng giảm đau:
Cao khô toàn cây cà phấn tàu với liều 50mg và 100 mg/kg có tác dụng giảm đau trên mô hình gây đau bằng phương pháp kẹp đuôi và phương pháp gây đau bằng tấm nóng ở chuột nhắt trắng [J.Res. Indian Med., 1975, 10: 135 – 138).

Tác dụng hạ huyết áp:
Cao khô toàn cây cà phấn tàu với liều 50 mg/kg tiêm tĩnh mạch cho mèo làm cho huyết áp mèo đang bình thường giảm xuống và ức chế sự tăng huyết áp do adrenalin.

4. Tính vị, công năng

Cà phấn tàu có vị đắng ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, giảm thấp, lợi tiểu.

5. Công dụng

Cà phấn tàu được dùng chữa một số bệnh viêm như viêm họng, viêm tuyến mang tai, viêm não B truyền nhiễm. Nhân dân Quảng Ninh dùng cây chữa sưng vú, chóng mặt.

  • Ở Ấn Độ, cà phấn tàu được dùng chữa ngất, co giật, và ho
  • Ở Indonesia toàn thân cây bỏ rễ chữa ho và làm thuốc bổ, rễ và lá để chữa đòn ngã tổn thương.

Liều dùng: 15 – 30g toàn cây bỏ rễ, dùng tươi có thể đến 60g, sắc uống.

Dùng ngoài, lấy lá tươi, giã nát, đắp vào chỗ đau, đòn ngã tổn thương, mụn nhọt, rắn cắn.

Bài thuốc có cà phấn tàu

Thuốc lợi tiểu:

Cà phấn tàu chặt nhỏ phơi khô 30 – 60g, mã đề 30g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa rắn độc cắn:

Sau khi xử lý ban đầu, rửa bằng nước vôi loãng rồi dùng bài thuốc sau: cà phấn tàu, lưỡi rắn trắng (Hedyotis diffusa Willd.), mỗi vị 15g, cây lông nhím, quả ngô thù mỗi vị 2g. Sắc lấy nước, thêm rượu uống [Phạm Thiệp, Cây thuốc, bài thuốc và biệt dược, NXB Y học, 2000).

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top