Đến khám bác sỹ ngay nếu bạn thấy mình có các dấu hiệu nghi ngờ bệnh bạch hầu. Nếu không được điều trị, bệnh bạch hầu có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho thận, hệ thần kinh trung ương và tim. Tỷ lệ tử vong của bệnh bạch hầu là khoảng 3% trong tổng số ca mắc bạch hầu.
Một loại vi khuẩn tên là Corynebacterium diphtheria gây ra bệnh bạch hầu. Bệnh thường truyền từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc thông qua việc tiếp xúc với các đồ vật có chứa vi khuẩn, ví dụ như cốc hoặc khăn giấy đã qua sử dụng. Bạn cũng có thể bị nhiễm bạch hầu nếu bạn ở gần những người bệnh mà họ lại ho, hắt hơi hoặc xì mũi. Kể cả khi người bệnh không biểu hiện triệu chứng của bệnh thì họ vẫn có khả năng lây truyền vi khuẩn cho người khác sau khoảng 6 tuần, kể từ khi bắt đầu nhiễm khuẩn.
Vi khuẩn bạch hầu thường ảnh hưởng nhiều nhất đến mũi và họng. Một khi bạn đã bị nhiễm khuẩn, vi khuẩn sẽ giải phóng ra độc tố, độc tố này sẽ xâm nhập vào dòng máu, gây ra các lớp màng dày, màu xám ở:
Trong một số trường hợp, những độc tố do vi khuẩn tiết ra có thể gây tổn thương đến các cơ quan khác trong cơ thể, bao gồm tim, não và thận. Do vậy, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng đe dọa tính mạng, ví dụ như viêm cơ tim, liệt hoặc suy thận.
Trẻ em thường được tiêm phòng bệnh bạch hầu từ khi mới sinh nên bệnh rất hiếm gặp. Tuy nhiên, ở những địa phương có tỷ lệ tiêm chủng vaccine bạch hầu thấp, thì bệnh vẫn có thể lây lan. Ở những địa phương này, trẻ em dưới 5 tuổi và người cao tuổi trên 60 tuổi là những đối tượng nguy cơ cao dễ mắc bệnh bạch hầu.
Những người sau đây cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu cao hơn nếu:
Triệu chứng của bệnh bạch hầu thường sẽ xuất hiện trong vòng 2-5 ngày sau khi bị nhiễm vi khuẩn. Một số người sẽ không biểu hiện bất cứ triệu chứng nào trong khi một số người khác sẽ xuất hiện các triệu chứng nhẹ và thường bị nhầm là nhiễm cảm lạnh thông thường.
Triệu chứng dễ nhận thấy và phổ biến nhất của bệnh bạch hầu là hình thành mảng màu xám, dày ở họng và amiđan. Các triệu chứng phổ biến khác bao gồm:
Ngoài ra, một số triệu chứng khác có thể sẽ xuất hiện thêm trong quá trình bệnh tiến triển, bao gồm:
Bạn cũng có thể bị bệnh bạch hầu ở da nếu bạn sống ở các vùng nhiệt đới hoặc sống trong môi trường vệ sinh không đảm bảo. Bạch hầu da thường gây ra các vết loét và mẩn đỏ trên da.
Bác sỹ sẽ thăm khám để kiểm tra các hạch bạch huyết có bị sưng hay không. Bác sỹ cũng có thể sẽ hỏi bạn về tiền sử bệnh tật và các triệu chứng đã xuất hiện.
Nếu bạn có những mảng màu xám phủ lên họng hoặc amiđan, thì bác sỹ sẽ nghi ngờ bạn bị bạch hầu. Để chẩn đoán xác định, mẫu mô ở vùng bị ảnh hưởng sẽ được lấy để đem đi xét nghiệm.
Bệnh bạch hầu là một bệnh nguy hiểm, do vậy, bác sỹ sẽ điều trị thật nhanh và triệt để.
Bước đầu tiên trong việc điều trị là tiêm thuốc chống độc. Loại thuốc này được sử dụng để chống lại các loại độc tố do vi khuẩn bạch hầu tiết ra. Đảm bảo rằng bạn đã nói với bác sỹ nếu mình bị dị ứng với các thuốc chống độc. Trong trường hợp này, bạn có thể sẽ được tiêm liều nhỏ thuốc chống độc và tăng dần liều thuốc trong quá trình điều trị. Bác sỹ có thể kê đơn một vài loại thuốc kháng sinh như erythromycin và penicillin để tiêu diệt vi khuẩn.
Trong suốt quá trình điều trị, bạn phải nằm viện để tránh lây nhiễm cho những người xung quanh.
Vaccine phòng bệnh bạch hầu thường được tiêm phối hợp với vaccine phòng uốn ván và ho gà (vaccin DPT) trong chương trình tiêm chủng mở rộng hoặc phối hợp trong vaccin 5 trong 1 (bạch hầu – uốn ván – ho gà – viêm gan B – Hib). Vaccin DPT thường sẽ được tiêm mũi đầu tiên khi trẻ đủ 2 tháng tuổi. Mũi tiêm thứ 2 và thứ 3 sẽ được tiêm khi trẻ đủ 3 tháng và 4 tháng (tức là mỗi mũi tiêm cách nhau 1 tháng). Vaccine DPT sẽ được tiêm nhắc lại khi trẻ đủ 18 tháng tuổi.
Trong những trường hợp hiếm gặp, trẻ có thể sẽ xuất hiện phản ứng dị ứng với vaccine. Phản ứng dị ứng có thể là phát ban hoặc co giật và sẽ tự hết sau một vài ngày.
Với người trưởng thành, khuyến cáo nên tiêm phối hợp vaccine bạch hầu và uốn ván. Bằng việc tiêm vaccine, bạn có thể bảo vệ trẻ và bản thân không bị bệnh bạch hầu trong tương lai.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh