Ngộ độc thực phẩm bị tiêu chảy kéo dài không chỉ khiến người bệnh mệt mỏi mà tình trạng này còn khiến cơ thể bị mất nước, mất điện giải và gây nguy hiểm cho tính mạng. Do vậy, khi có các triệu chứng ngộ độc thực phẩm như: đau bụng tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt bạn cần đến ngay cơ sở ý tế để khám và điều trị trong thời gian sớm nhất.
Các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa cho biết ngộ độc thực phẩm hay còn gọi ngộ độc thức ăn là một bệnh lý xảy ra do người bệnh ăn uống phải thức ăn bị nhiễm khuẩn hay thức ăn có chứa các chất độc hại với sức khỏe con người, thức ăn bị ô nhiễm hóa chất, …
Theo thống kế, số ca ngộ độc thực phẩm mùa hè cao hơn nhiều so với những mùa khác trong năm. Nguyên nhân là mùa hè thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn “tấn công” vào thực phẩm, khiến thực phẩm nhanh bị biến chất và dễ ôi thiu. Khi ăn phải những loại thức ăn bị hỏng đó thì nguy cơ bị ngộ độc là rất cao.
Cách sơ cứu cho người bị ngộ độc thực phẩm bị tiêu chảy?
Tiêu chảy là một trong những triệu chứng điển hình khi bị ngộ độc thức ăn. Người bệnh sau khi ăn phải thức ăn bị nhiễm độc/thức ăn ôi thiu thường gặp phải tình trạng tiêu chảy, số lần đi ngoài tăng lên, đi ngoài phân nát, phân lỏng hoặc nặng hơn là phân lẫn máu. Khi gặp các triệu chứng trên cần thực hiện một số thao tác sơ cứu sau:
Cho người bệnh uống nước, sau đó đặt ngón tay chặn xuống lưỡi để kích thích và nôn hết thức ăn ra ngoài
Trường hợp không nôn được, cho người bệnh uống than hoạt tính từ 5-10g để hấp thụ chất độc
Sau khi người bệnh nôn hoặc đi ngoài thì nên cho bệnh nhân uống 1 lít nước pha với 1 gói orezol hoặc pha ½ thìa café muối + 4 thìa café đường với 1 lít nước để tránh tình trạng bị mất nước, bị mất điện giải.
Khuyến cáo:
Với trường hợp bị ngộ độc nhẹ, sau khi nôn hoặc đi ngoài nhiều lần người bệnh sẽ thải hết chất độc.
Trường hợp bị ngộ độc thực phẩm nặng, tình trạng tiêu chảy kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi do cơ thể bị mất nước, mất điện giải, có thể đe dọa đến tính mạng. Vì vậy sau khi sơ cứu hãy đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được thăm khám cụ thể và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Tuyệt đối không dùng thuốc cầm tiêu chảy khi không được bác sĩ chỉ định vì nó khiến việc chẩn đoán và điều trị sau đó gặp khó khăn.
Ngộ độc thực phẩm và các triệu chứng ngộ độc thực phẩm bạn không thể không biết
Ngoài tình trạng tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm còn một số triệu chứng thường gặp khác, chúng ta cần lưu ý để có những biện pháp xử lý kịp thời, tránh để xảy ra những hậu quả nghiêm trọng
Buồn nôn và nôn ói nhiều
Khi bị ngộ độc thực phẩm, sau vài giờ người bệnh sẽ có cảm giác buồn nôn và bắt đầu nôn ói. Nguyên nhân là khi chúng ta ăn các loại thức ăn bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn, chúng sẽ tấn công vào đường ruột và hệ miễn dịch, khi đó hệ miễn dịch sẽ phản ứng lại bằng cách buồn nôn để đẩy chất độc ra ngoài cơ thể.
Nôn ói nhiều cũng khiến cơ thể mệt mỏi, bị mất nước và mất điện giải giống như triệu chứng tiêu chảy.
Triệu chứng đau bụng
Ngộ độc thực phẩm khiến người bệnh bị đau bụng từng cơn hoặc đau co thắt lưng. Đau bụng thường kèm theo tình trạng đi ngoài.
Đau đầu, choáng váng
Vì cơ thể bị mất nước, mất chất điện giải do ngộ độc thực phẩm nên người bệnh sẽ bị đau đầu, choáng váng.
Người nhợt nhạt, toát mồ hôi lạnh, thở nhanh
Triệu chứng này cũng thường xảy ra sau khi người bệnh nôn ói và bị tiêu chảy nhiều lần.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh