1. Nguyên nhân gây bệnh
Rối loạn miễn dịch là nguyên nhân chính gây nên viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra cũng có nhiều nghiên cứu cho rằng bệnh có liên quan tới yếu tố di truyền, tuổi tác và nhiễm trùng.
– Di truyền: nhóm đối tượng này thường có sức đề kháng yếu. Họ rất dễ bị tổn thương do các vi khuẩn, virus bên ngoài tấn công. Lúc này, bạch cầu không chỉ tiêu diệt các chủng vi sinh vật gây bệnh mà còn tấn công cả màng hoạt dịch, từ đó gây đau và viêm tại đây.
Khi chịu ảnh hưởng của các phản ứng viêm, màng hoạt dịch sẽ sưng phồng lên và chèn ép, thậm chí phá hủy lớp sụn khớp nếu không được can thiệp sớm. Ngoài ra, viêm màng hoạt dịch còn tác động đến các dây chằng xung quanh, khiến dải mô mềm này suy giảm chức năng và khiến khớp biến dạng.
– Tuổi tác: người có tuổi tác càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn. Với người cao tuổi, các sụn bao bọc khớp đã bị lão hóa hết khiến cho các khớp va chạm vào nhau và gây nên đau buốt.
– Nhiễm trùng: nếu chấn thương nặng có thể gây ra nhiễm trùng trong cấu trúc xương, từ đó gây viêm màng hoạt dịch. Sụn bọc khớp lúc này bị phá hủy và bị tổn thương trong thời gian dài.
2. Triệu chứng thường gặp
Đối với người mắc phải bệnh này, rất dễ nhận thấy có những triệu chứng thường gặp sau:
– Đau, sưng khớp có tính chất đối xứng, lan tỏa đặc biệt ở các khớp nhỏ và nhỡ. Điển hình như ngón tay, ngón chân, bàn tay và bàn chân.
– Xuất hiện hiện tượng cứng khớp vào buổi sáng, thường kéo dài khoảng 1 tiếng.
– Khó giữ thăng bằng khi đi lại như bình thường.
– Suy giảm khả năng vận động.
– Mệt mỏi, sụt cân không rõ lý do và suy nhược cơ thể. Tùy vào từng trường hợp có thể sốt hoặc không sốt trong quá trình tiến triển bệnh.
3. Đối tượng có nguy cơ gặp phải
Phần lớn viêm khớp dạng thấp xuất hiện ở người trưởng thành. Trong đó, có 2 đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh là:
– Phụ nữ trung niên từ 30-40 tuổi
– Phụ nữ đang mang thai
Ngoài ra, có một số yếu tố tăng rủi ro mắc bệnh bao gồm:
– Độ tuổi từ 60 trở lên dễ bị mắc nhất.
– Phụ nữ có nguy cơ mắc cao gấp 2-3 lần so với đàn ông.
– Thói quen hút thuốc lá.
– Thừa cân, béo phì.
4. Điều trị như thế nào hiệu quả?
4.1. Biến chứng nguy hiểm từ viêm khớp dạng thấp
Tuy là bệnh lý không ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng nhưng có thể làm giảm tuổi thọ và dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh diễn tiến nhanh và phá hủy khớp vĩnh viễn.
– Khớp biến dạng, làm giảm khả năng vận động hoặc mất khả năng vận động.
– Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch như viêm màng tim, viêm cơ tim, loạn nhịp tim,…
– Biến chứng ở mắt như hội chứng khô mắt, thậm chí gây mù lòa cho người bệnh.
– Tăng nguy cơ các vấn đề dạ dày và ruột.
– Tổn thương phổi: viêm màng phổi, viêm phế quản hay tắc nghẽn đường hô hấp,…
– Xuất hiện các đốm nâu, hồng ban, lở loét trên da.
– Gia tăng nguy cơ nhiễm trùng.
4.2. Điều trị viêm khớp dạng thấp hiệu quả
Viêm khớp dạng khớp có thể đe dọa đến sức khỏe người bệnh, vậy điều trị bằng cách nào để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm trên? Hiện nay có nhiều cách điều trị cho căn bệnh này, tùy vào mức độ chẩn đoán mà bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh. Và các cách thức điều trị này để nhằm mục đích:
– Giảm viêm ở các khớp chịu ảnh hưởng
– Cải thiện tình trạng đau nhức
– Giảm thiểu rủi ro suy giảm chức năng vận động
– Ngăn ngừa và làm chậm quá trình tổn thương khớp
4 cách thức điều trị viêm khớp hiệu quả đó là:
– Điều trị bằng thuốc: thuốc kháng viêm không chứa steroid, thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm, thuốc ức chế miễn dịch,…
– Các bài tập hỗ trợ vận động cũng đem lại sự linh hoạt cho các khớp xương. Có thế áp dụng và làm quen dần với các bài tập yoga, thiền, đi bộ,…
– Phẫu thuật: là phương pháp điều trị tối ưu nhất nhưng chỉ nên áp dụng với trường hợp bệnh đã nghiêm trọng.
5. Phòng ngừa bệnh
Chủ động quan tâm tới sức khỏe và có ý thức phòng ngừa bệnh là cách duy nhất hạn chế viêm khớp. Bạn cần chú ý thực hiện 1 số biện pháp như sau:
– Xây dựng lịch biểu tập thể dục mỗi ngày, kéo dài khoảng 30-60 phút. Lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng, không quá sức để giúp các cơ khớp được vận động đầy đủ.
– Quan tâm tới cân nặng và duy trì ở mức độ hợp lý với cơ thể.
– Hạn chế đứng, ngồi quá lâu; ít vận động.
– Không ăn thực phẩm giàu protein, chất béo, nhóm thực phẩm nhiều muối. Nên bổ sung các nhóm thực phẩm giàu canxi và vitamin D nhằm tăng cường sức khỏe cho xương khớp.
– Duy trì kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần giúp phát hiện sớm dấu hiệu bất thường và có phương pháp điều trị kịp thời.
Chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp ngăn chặn căn bệnh ghé thăm
Có thể thấy viêm khớp dạng thấp dễ xảy ra ở lứa tuổi trung niên, đặc biệt là phụ nữ. Nếu thấy có bất kỳ triệu chứng nào bạn nên tới ngay cơ sở y tế để kiểm tra chính xác nhất. Qua đó nhận được hướng tư vấn điều trị phù hợp từ bác sĩ chuyên khoa. Hy vọng với 5 thông tin hữu ích trên đã giúp bạn có thêm kiến thức về căn bệnh viêm khớp dạng thấp để chủ động phòng bệnh tránh những biến chứng nghiêm trọng đe dọa sức khỏe.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh