CHỈ ĐỊNH
ARDS ≥ 0,7, và PEEP >14cmH2O
Thất bại với thông khí thường quy: pH < 7,25 với Vt ≥ 6ml/kg và áp lực Plateau ≥ 30 cmH2O
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
COPD
Tăng áp lực nội sọ
Kiểm tra hệ thống dây máy thở trước khi cho bệnh nhân thở máy 3100B
Đặt nút bịt (để kiểm tra máy thở) vào đầu chữ Y của hệ thống dây máy thở.
Điều chỉnh nút ADJUST tới vị trí Max
Đặt Max Paw Alarm 59 cmH2O.
Đặt Bias flow ở vị trí chính xác 20 LMP
Ấn và giữ nút RESET (dao động đang tắt)
Quan sát nếu áp lực trung bình đường thở hiển thị trong giới hạn từ 39-43 cmH2O là kiểm tra hệ thống dây thở thành công, có thể dùng cho bệnh nhân.
Nếu áp lực trung bình đường thở không hiển thị trong giới hạn từ 39-43 cmH2O, kiểm tra lại xem hệ thống dây có hở dầu không, dòng nền đúng vị trí 20 LMP chưa, dây thở lắp đặt đúng chưa?
Nếu vẫn không được, gọi điện cho kỹ sư máy thở
Kiểm tra hoạt động của máy thở trước khi cho bệnh nhân thở máy 3100B
Đặt nút bịt (để kiểm tra máy thở) vào đầu chữ Y của hệ thống dây máy thở.
Điều chỉnh núm Adjust tới vị trí 12 giờ.
Đặt dòng nền tại 30 LPM.
Tạo áp lực trong mạch thở bằng cách ấn và giữ nút Reset và điều chỉnh Adjust để áp lực đường thở trung bình từ 29 tới 31 cmH2O.
Đặt tần số (frequency) là 6.0 Hz, % I–time là 33 và ấn nút START/STOP để khởi động bộ tạo dao động.
Đặt công suất (power) tới 6.0.
Quan sát các thông số sau, sử dụng dải độ cao tương ứng và kiểm tra các thông số nằm trong dải cố định.
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Bước 1. Huy động phế nang bằng HFO (áp lực 40cmH2O trong 40 giây)
Không HĐPN (bước 1) ở BN tụt HA, tràn khí màng phổi.
BN an thần thở, giãn cơ thở hoàn toàn theo máy
Tắt Pit-tông (chế độ dao động) trong khi huy động phế nang.
Tăng áp lực trung bình đến 40cmH2O trong vòng 10 giây.
Huy động phế nang với áp lực 40cmH2O trong 40 giây
Chuyển sang bước 2.
Bước 2. Cài đặt ban đầu
Dòng = 40l/phút
Thời gian thở vào = 33%
Áp lực trung bình = 34 cmH2O hoặc trên áp lực áp lực trung bình của thông khí nhân tạo thường quy 5cmH2O.
FiO2= 100%
Amplitude (biên độ áp lực ΔP) = 90cmH2O
Tần số (f) ban đầu dựa vào khí máu gần nhất
pH <7,1 tần số = 4 Hz
pH = 7,10-7,19 tần số = 5 Hz
pH =7,2- 7,35 tần số = 6 Hz
pH >7,35 tần số = 7 Hz
Bước 3. Điều chỉnh máy thở:
Mục tiêu oxy hóa máu và thông khí
Mục tiêu oxy hóa máu: (SpO2 >92%)
PaO2 giảm
Tăng FiO2 mỗi 10% để đạt SpO2 > 92%.
Tăng áp lực trung bình mỗi 2-3 cmH2O mối 30 phút, áp lực tăng tối đa khoảng 45-55cmH2O.
PaO2 tăng
Giảm FiO2 mỗi 10% để đạt SpO2 > 92%
Giảm áp lực trung bình mỗi 2-3 cmH2O mối 30 phút, áp lực có thể giảm còn 20-24cmH2O.
Mục tiêu pH 7,25-7,35 ở tần số cao nhất
PaCO2 tăng (pH >7,35):
Tăng tần số 1 Hz mỗi 2 giờ, tần số tối đa 15.
Khi tần số =15 tiếp theo giảm ΔP 5-10cmH2O mỗi 1-2 giờ.
PaCO2 giảm (pH<7,25):
Nếu ΔP < 90cmH2O tăng ΔP 5-10cmH2O mỗi 1-2 giờ cho đến khi đạt mục tiêu pH hoặc khi ΔP tối đa 90cmH2O.
Nếu ΔP = 90cmH2O giảm tần số 1Hz mỗi 2 giờ cho đến khi đạt mục tiêu pH hoặc khi tần số nhỏ nhất 3Hz.
Bước 4. Cai máy HFO
Khi giảm FiO2 40% duy trì SpO2> 90% và giảm áp lực trung bình còn 20-24cmH2O. Chuyển BN thở thông khí nhân tạo thường quy
Chuyển phương thức thở kiểm soát áp lực (PCV): PC để đạt Vt 6ml/kg, PEEP 12cmH2O, f 20-25, I/E=1/1.
Tiếp tục thông khí nhân tạo ALI/ARDS cho đến khi cai thở máy (xem quy trình thông khí nhân tạo ALI/ARDS).
THEO DÕI
Hoạt động của máy thở, các báo động.
Tình trạng chống máy. Nếu bệnh nhân chống máy liên tục giải quyết nguyên nhân , (tắc đờm, xẹp phổi, tràn khí màng phổi, co thắt phế quản,…), nếu đã giản quyết nguyên nhân bệnh nhân còn chống máy xét tăng liều thuốc an thần và giãn cơ.
Mạch, huyết áp, điện tim (trên máy theo dõi), SpO2: thường xuyên.
Xét nghiệm khí trong máu: làm định kỳ (12 – 24 giờ/lần) tùy theo tình trạng bệnh nhân, làm cấp cứu khi có diễn biến bất thường.
X quang phổi: chụp 1 – 2 ngày/lần, chụp cấp cứu khi có diễn biến bất thường.
TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
Tụt huyết áp:
Theo dõi huyết áp.
Xử trí khi có tụt huyết áp: truyền dịch, dùng vận mạch nếu cần.
Chấn thương áp lực (tràn khí màng phổi):
Biểu hiện: bệnh nhân chống máy, SpO2 tụt, tràn khí dưới da, khám phổi có dấu hiệu tràn khí màng phổi
Xử trí: đặt dẫn lưu màng phổi cấp cứu, hút dẫn lưu liên tục.
Nhiễm khuẩn liên quan thở máy: cần tuân thủ triệt để các nguyên tắc vô khuẩn bệnh viện để dự phòng. Điều trị kháng sinh sớm và theo nguyên tắc xuống thang khi xuất hiện nhiễm khuẩn.
Loét/xuất huyết tiêu hóa do stress: dự phòng bằng thuốc ức chế bơm proton.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh