✴️ Các cách phòng chống bệnh nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh

1. Bệnh nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh là do đâu?

Tình trạng mắc phải một số bệnh nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh có thể xuất hiện từ khi em bé vẫn đang trong bụng mẹ hoặc xuất hiện trong tháng đầu tiên sau khi sinh. Có rất nhiều triệu chứng bệnh khác nhau do các tác nhân khác nhau gây ra, thế nhưng hầu hết các trường hợp trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng sẽ xuất hiện các dấu hiệu sau đây:

  • Cơ thể trẻ không hoạt động nhiều và có triệu chứng nóng sốt hoặc đôi khi lại hạ thân nhiệt bất thường.

  • Da dẻ bị chuyển vàng, một số vùng trên cơ thể có hiện tượng viêm nhiễm như rốn, mắt, làn da,...

  • Bụng trẻ bị căng phồng như đầy hơi, phân lỏng có thể kèm máu.

  • Việc thở của các bé gặp vấn đề như thở nhanh, hơi thở ít, bụng và bụng co thắt bất thường,...

  • Trẻ không bú nhiều hoặc thậm chí bỏ bú.

Phòng chống bệnh nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh

Hiện tượng trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ cũng có thể là dấu hiệu của những bệnh nhiễm trùng

Ngay khi các con có những triệu chứng bệnh như trên thì các bậc phụ huynh phải tìm đến sự hỗ trợ từ các y bác sĩ chuyên khoa nhi ngay lập tức, tránh tình trạng bệnh chuyển biến nặng hơn nữa. Mặt khác, mẹ bầu hoàn toàn có thể tìm hiểu các phương pháp phòng chống bệnh nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh ngay từ khi đang mang thai, không cần đợi đến lúc con phát bệnh.

Vậy nguyên nhân gây ra những căn bệnh nhiễm trùng bắt nguồn từ đâu?

  • Trường hợp mẹ bầu bị vỡ ối sớm hơn dự kiến sẽ khiến cho trẻ dễ bị nhiễm trùng bởi các vi khuẩn ở bộ phận sinh dục người mẹ có thể xâm nhập vào cơ thể bé thông qua nước ối. Bên cạnh đó, nếu người mẹ gặp phải một số căn bệnh viêm nhiễm đường sinh dục thì khả năng các bé bị lây là rất cao.

  • Một khả năng nữa mà các vi khuẩn có thể gây hại cho trẻ thông qua đường nước ối chính là vì cổ tử cung người mẹ bị hở do nhiều hoạt động khám âm đạo hoặc do tiết niệu sinh dục bị nhiễm trùng.

  • Đối với những trường hợp quá trình chuyển dạ kéo dài quá lâu cũng sẽ khiến các bé sơ sinh bị nhiễm trùng thông qua việc tiếp xúc với các tác nhân có từ tử cung cho đến âm đạo.

  • Trẻ sơ sinh cũng có thể bị nhiễm trùng sau khi được sinh ra bởi các thiết bị y tế không đảm bảo hoặc do tiếp xúc trực tiếp đến da trẻ từ những người thân xung quanh.

  • Một số bệnh lý từ người mẹ cũng có thể lây truyền sang con qua đường máu ngay khi mẹ bầu đang mang thai (bệnh Giang Mai, Rubeola, cytomegalovirus, HIV,...).

2. Cách phòng chống bệnh nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Để cơ thể các con được phát triển một cách khỏe mạnh nhất thì ngay từ khi mang thai các bà bầu cũng nên chú ý hơn về chế độ sinh hoạt cá nhân. Khi cơ thể người mẹ khỏe mạnh cũng đồng nghĩa các con cũng sẽ được phát triển khỏe mạnh ngay từ khi trong bụng mẹ.

Phòng chống bệnh nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh khi đang mang thai:

  • Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu phải luôn được quan tâm hàng đầu. Bổ sung hàm lượng chất dinh dưỡng đầy đủ để nuôi dưỡng cả mẹ và con, hạn chế các loại thực phẩm không lành mạnh và đặc biệt tránh xa các loại chất hóa học, các chất kích thích.

  • Mẹ bầu đang mang thai cũng cần chú ý đến vấn đề vệ sinh cá nhân để tránh các bệnh viêm nhiễm đến cơ quan sinh dục. Trong trường hợp phát hiện các bệnh lý phụ khoa, các mẹ bầu phải mau chóng tìm hiểu các hướng giải quyết nhanh chóng, chữa dứt điểm.

  • Mẹ bầu cũng nên thăm khám thai thường xuyên theo lịch trình bác sĩ đưa ra hoặc có dấu hiệu bệnh bất thường.

  • Xuất hiện tình trạng vỡ ối non cần được đưa đến bệnh viện để xử lý ngay, tránh tình trạng chuyển dạ kéo dài khiến các vi khuẩn có điều kiện gây hại đến các con.

Các bà bầu nên chú ý vấn đề vệ sinh cá nhân để phòng chống bệnh nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh

Các bà bầu nên chú ý vấn đề vệ sinh cá nhân để phòng chống bệnh nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh

Phòng chống bệnh nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh trong quá trình sinh em bé bằng cách:

  • Vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ hỗ trợ sinh sản, đồ dùng cho bác sĩ cũng như đồ dùng của mẹ bầu.

  • Bàn tay các bác sĩ và những người chăm sóc em bé rất cần được vệ sinh sạch sẽ bởi trong khi lâm bồn các vi khuẩn rất dễ thâm nhập vào cơ thể non nớt mới được chui ra từ tử cung người mẹ.

Phòng chống bệnh nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh khi chăm sóc em bé:

  • Trẻ sơ sinh có làn da rất nhạy cảm chính vì vậy những tiếp xúc trực tiếp từ người mẹ, người thân như ẵm bế, vuốt ve các con cũng cần được hạn chế. Đặc biệt các loại vi khuẩn có trên bàn tay rất nhiều thế nên người thân nên vệ sinh sạch sẽ tay trước khi tiếp xúc lên bề mặt da của các bé, tránh trường hợp da bé bị nhiễm trùng.

  • Giữ vệ sinh nơi ở của mẹ con thật sạch sẽ, không ẩm mốc hay quá nóng, quá lạnh. Tã cho trẻ cũng nên được giữ sạch sẽ không nên sử dụng nhiều ngày mà nên thay đổi thường xuyên. Quần áo người mẹ cũng cần được thay để tránh các vi khuẩn tích tụ trên quần áo sẽ lây truyền sang các con. Mặc dù việc cho trẻ tắm nắng được nhiều người cho rằng là tốt thế nhưng ánh nắng quá mạnh cũng sẽ gây ảnh hưởng đến làn da yếu ớt của trẻ.

  • Chú ý việc vệ sinh các vùng tai, mũi, mắt và rốn của các bé sơ sinh. Các vị trí này là nơi dễ tích tụ vi khuẩn không tốt gây ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của các con.

  • Các mẹ bầu phải đặc biệt quan tâm đến vệ sinh đầu ti trước khi cho các bé bú. Trong trường hợp mẹ bầu không đủ sữa hay sữa của mẹ có vấn đề thì việc uống sữa ngoài cũng cần được chú ý vệ sinh bầu sữa thật sạch sẽ, loại sữa cho các con uống cũng cần sử dụng loại tốt. Tuy nhiên, các chuyên gia luôn khuyến cáo việc sử dụng sữa mẹ giúp trẻ nâng cao sức đề kháng tốt hơn.

Vệ sinh tay sạch sẽ khi tiếp xúc với trẻ sơ sinh để tránh các bệnh nhiễm trùng cho các con

Vệ sinh tay sạch sẽ khi tiếp xúc với trẻ sơ sinh để tránh các bệnh nhiễm trùng cho các con

Các bậc phụ huynh hãy luôn tìm hiểu những phương pháp phòng chống bệnh nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh ngay khi đang chăm sóc mẹ bầu.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top