✴️ Hồi sức sau mổ tim trẻ em: Các vấn đề thần kinh trong hậu phẫu

Nội dung

QUI TRÌNH KIỂM SOÁT CO GIẬT CHO NHŨ NHI VÀ TRẺ NHỎ

Tổng quan

Co giật cục bộ hay toàn thể thường ít gặp  sau hậu phẫu tim nhưng tiềm ẩn nguy hiểm cho  trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ nếu xảy ra

Nguyên nhân: rối loạn chuyển hóa, nhiễm khuẩn, phù não, thuyên tắc hay xuất huyết, thiếu tưới máu não, nhưng đa phần không tìm được nguyên nhân

Đánh giá ban đầu nhằm mục đích tìm kiếm những nguyên nhân có thể điều trị được và  hoạch định chiến lược chung, nên hội chẩn với bác sĩ nội thần kinh có kiến thức về phẫu thuật tim.

Vài lời khuyên hữu ích

Ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ, phân biệt co giật cục bộ hay toàn thể thường không cần thiết

Ngưng thở, thở không hiệu quả, hay tụt NKQ, tắc đàm đột ngột có thể gây ra co giật ở trẻ nhỏ. Chỉ có khám tỉ mỉ mới phát hiện ra những biểu hiện co giật kín đáo ở những trẻ này.

Sau khi cắt co giật, điều trị chống co gồng nên được duy trì cho tới khi bệnh nhân phục hồi. Kế hoạch điều trị về mặt lâu dài phải được bác sĩ  nội  thần kinh hoặc tim mạch  thiết lập trước khi cho bệnh nhân xuất viện.

Hầu hết bệnh nhân bị co giật trong những ngày đầu hậu phẫu sẽ không co giật lại về sau.

Múa giật là triệu chứng nguy hiểm hơn so với co giật và có khuynh hướng tồn tại luôn.

Bởi vì nguy cơ gây suy hô hấp và tác dụng không lâu bền, Diazepam (Valium) không được ưa dùng để chống co giật, trừ khi bệnh nhân đã được thông khí cơ học.

Đánh giá và điều trị ban đầu

Đo nhiệt độ cơ thể và làm xét nghiệm thường qui:

KMĐM, đường huyết, điện giải,

Siêu âm tim đánh giá CI (cardiac index)

Nhanh chóng điều chỉnh các rối loạn sau:

pH < 7.25 hoặc > 7.50; PaCO2 < 25 mmHg; PaO2 < 80 mmHg, và BE > 10 – 15 mEq/L (một vài bệnh nhân, ngưỡng này có thể thấp hơn)

Đường huyết < 40 mg/dL ở nhũ nhi và < 60 mg/dL ở trẻ lớn hơn

Ca máu < 7 mg/dL ở nhũ nhi và < 8 mg/dL ở trẻ lớn hơn

Na máu < 125 mEq/L. Thường hạn chế muối và nước trong trường hợp này

Chỉ số tim (Cardiac index) < 2 L/phút/m2

Nhiệt độ > 38,6 độ C

Điều trị chống co giật ban đầu

Khi phát hiện co giật, từng bước cắt cơn.  Nếu bệnh nhân không còn  co giật nữa, thì ngăn  ngừa  tái phát cơn trong khi chờ tầm soát nguyên nhân.

Thuốc:

Diazepam 0.1 – 0.2 mg/kg IV, kết hợp với

Phenobarbital 15 mg/kg TTM 5-10 phút

Nếu bệnh nhân vẫn còn co giật, lập lại thêm một liều Diazepam cho bệnh nhân nào đã được thông khí cơ học. Phenobarbital có thể chưa đạt được tác dụng điều trị trong vài  giờ đầu, nhưng vẫn có thể cân nhắc dùng thêm 5 mg/kg trong tình huống này.

Nếu bệnh nhân tiếp tục co giật thêm, cần phải ngừa co giật tái phát, bỏ qua bước 1a,  thực hiện luôn bước 1b

Trường hợp bệnh nhân co giật khó kiểm soát rất ít gặp. Nếu có, tấn công bằng  Phenytoin (Dilatin) (20mg/kg, uống), duy trì liều 3-4 mg/kg/ngày đường uống.

Nếu co giật vẫn còn tiếp diễn, làm mất đồng bộ bệnh nhân và máy thở, xem xét liệt cơ bằng pancuronium

Điều trị duy trì chống co giật

Sử dụng Phenobarbital liều duy trì (2.5 mg/kg/12h) trong  12-24 giờ  tiếp theo sau liều đầu. (Xem phụ lục 1 về liều)

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top