✴️ Lưu ý khi bé bị viêm amidan cấp

Nội dung

Amidan là bệnh thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Nếu không điều trị sớm sẽ để lại các biến chứng như: viêm khớp, viêm cơ tim và viêm cầu thận… vô cùng nguy hiểm. Chính vì thế cha mẹ cần lưu ý khi bé bị viêm amidan cấp để chăm sóc, điều trị bệnh hiệu quả.

 

1. Nguyên nhân gây viêm amidan ở trẻ

Nguyên nhân gây amidan là do trẻ bị cảm mạo, lạnh người, sức đề kháng yếu dẫn tới bị vi khuẩn hoặc bị vi rút gây bệnh viêm họng xâm nhập gây ra amidan. Bệnh thường phổ biến vào mùa đông do tiết trời lạnh nên trẻ dễ bị viêm họng. Ngoài ra, việc cha mẹ không giữ gìn vệ sinh răng miệng cho trẻ sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.

Trẻ bị viêm amidan thường có biểu hiện sốt cao, khó chịu, đau họng...

Trẻ bị viêm amidan thường có biểu hiện sốt cao, khó chịu, đau họng…

 

Thông thường khi bị viêm amidan cấp, trẻ sẽ có biểu hiện sốt cao, khó chịu, đạu họng đặc biệt khi nuốt hoặc rét run. Khi khám họng xuất hiện amidan sưng to, lồi ra hoặc co lại, dạng tổ ong có màu hồng, mủ trắng hoặc mủ vàng.

Tình trạng viêm amidan cấp ở trẻ nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể tiến triển thành mạn tính và gây ra biến chứng như viêm xơ teo, các bệnh về viêm khớp, viêm cơ tim, viêm cầu thận. Lúc này việc điều trị sẽ phức tạp và mất thời gian hơn. Trẻ có thể được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ amidan.

 

2. Một vài lưu ý khi bé bị viêm amidan cấp:

– Khi bé có những biểu hiện của viêm amidan cấp, cha mẹ cần làm theo những bước sau:

Khám họng cho trẻ xem hai bên amidan có sưng không, có nổi mụt trắng không hay bé chỉ bị viêm họng thông thường.

Kiểm tra nhiệt độ cơ thể, nếu trẻ sốt cao quá 38oC thì có thể hạ sốt bằng paracetamol và lau mát bằng nước ấm, mặc đồ thông thoáng cho bé.

Dùng hai tay ấn nhẹ vào hai bên cạnh hàm để kiểm tra xem bé có bị nổi hạch cạnh hàm hay không.

Cha mẹ cần kiểm tra tình trạng bệnh của trẻ tại nhà và đưa bé đi khám ngay khi thấy dấu hiệu viêm amidan cấp

Cha mẹ cần kiểm tra tình trạng bệnh của trẻ tại nhà và đưa bé đi khám ngay khi thấy dấu hiệu viêm amidan cấp

 

Kiểm tra tai và màng nhĩ xem tai bé có bị chảy mủ không.

Cho bé uống nhiều nước giúp cho cơ thể bài tiết tốt và nhanh chóng hạ sốt.

Không nên nài ép bé ăn trong lúc này, chỉ nên cho ăn thức ăn lỏng dễ nuốt như sữa hoặc cháo.

Tránh cho trẻ súc miệng bằng nước muối và làm động tác ngửa cổ lên để khò nước. Việc này sẽ làm vi khuẩn lây lan nhiều hơn.

 

3. Cách chăm sóc khi trẻ viêm amidan cấp

– Nghỉ ngơi nhiều. Ngủ giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Trẻ nên ở nhà cho tới khi không còn sốt và cảm thấy khỏe hơn.

– Uống nhiều nước, các chất lỏng dịu. Súp, nước thịt và chè rất tốt. Thực tế, súp gà có thể giúp kháng khuẩn.

– Súc họng bằng nước muối ấm. Đối với trẻ lớn, súc họng vài lần trong ngày có thể giúp làm giảm đau họng. Pha nửa tới một thìa cà phê muối trong 220 ml nước ấm.

Đề phòng biến chứng khi trẻ bị viêm amidan cấp

Để bệnh của trẻ không nặng hơn và gây biến chứng nguy hiểm, cha mẹ cần chú ý: Đưa bé đi khám và điều trị khi có dấu hiệu viêm amidan kéo dài trên 48 giờ kèm theo sốt cao.

Có tiền sử viêm amiđan.

Có đau họng nhiều hơn, mặc dù đã dùng kháng sinh.

Đã bị viêm họng do liên cầu.

Việc cho trẻ đi khám và điều trị sớm ngay ở giai đoạn đầu sẽ giúp phục hồi nhanh chóng tình trạng bệnh của trẻ.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top