✴️ Nạo VA cho trẻ: Thời điểm, yếu tố ảnh hưởng và phương pháp thực hiện

Nội dung

1. Tổng quan về nạo VA

VA là một tổ chức bạch huyết của cơ thể, có nhiệm vụ chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus…Khi những vi khuẩn này ồ ạt xâm nhập vào nhưng VA không chống đỡ kịp sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm. Viêm VA gặp nhiều nhất ở trẻ nhỏ khoảng 1 – 5 tuổi, nếu trẻ bị viêm VA cấp nhưng không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm VA mạn tính và kéo theo những biến chứng nguy hiểm.

Viêm VA gặp nhiều nhất ở trẻ nhỏ khoảng 1 - 5 tuổi

Viêm VA gặp nhiều nhất ở trẻ nhỏ khoảng 1 – 5 tuổi

Nạo VA là phương pháp hiệu quả giúp điều trị triệt để và hiệu quả tình trạng viêm VA, chấm dứt triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng xảy ra. Tuy nhiên, không phải lúc nào viêm VA cũng cần nạo. Bác sĩ cần thăm khám, tìm nguyên nhân và lên phác đồ điều trị phù hợp bằng nội khoa hoặc ngoại khoa.

 

2. Triệu chứng viêm VA

– VA phình to, chiếm diện tích ở vùng cửa mũi khiến trẻ ngạt mũi, khó thở và thở khò khè

– Trẻ ngủ ngáy và có thể bị ngưng thở khi ngủ.

– Chảy mũi kéo dài, dịch mũi có thể không màu, có màu vàng, xanh.

– Thường xuyên bị sốt.

– Ho kéo dài và bị khàn tiếng.

– Rối loạn tiêu hoá.

– Nôn ói và tiêu chảy thường xuyên

 

3. Khi nào cần nạo VA cho trẻ?

3.1 Trường hợp chỉ định nạo VA

Nạo VA chỉ được chỉ định thực hiện cho trẻ trong các trường hợp sau:

– VA bị nhiễm trùng nhiều lần trong năm (trên 5 lần/năm) và mỗi lần viêm sẽ kéo dài cả tháng.

– Gây ra các biến chứng cho vùng tai mũi họng hoặc biến chứng toàn thân khiến rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy thường xuyên.

– VA bị phình to, gây nên hiện tượng ngạt mũi kéo dài, dù đã điều trị nội khoa nhưng không thuyên giảm.

– Ngưng thở khi ngủ, khó thở, khó nói và khó nuốt.

 

3.2 Trường hợp chống chỉ định nạo VA

Viêm VA sẽ chống chỉ định trong một số trường hợp như:

– Chống chỉ định với trường hợp người có bệnh lý liên quan đến máu, tim, bệnh lao đang trong thời kỳ tiến triển,

– Ngoài ra, một số trường hợp dưới đây cũng cần chống chỉ định tạm thời, phải điều trị khỏi bệnh lý mới được thực hiện nạo VA:

+ Bị viêm nhiễm cấp mũi họng.

+ Nhiễm một số loại virus như cúm, sởi, sốt xuất huyết…

+ Bệnh nhân bị mắc một số bệnh dị ứng, hen phế quản, hở hàm ếch…

+ Bệnh nhân đang uống hoặc tiêm phòng dịch.

 

4. Nạo VA cho trẻ có nguy hiểm không?

Nạo VA không phải là một kỹ thuật phổ biến và đồng thời cũng không làm suy giảm hệ miễn dịch của trẻ. Tuy nhiên, để đảm bảo nạo VA được an toàn và hiệu quả cần đảm bảo những yếu tố dưới đây:

– Cơ sở y tế: Đây là yếu tố đầu tiên mà người bệnh cần xem xét. Cần phải trả lời những câu hỏi như: Cơ sở y tế đó có được Bộ Y tế cấp giấy phép để hoạt động không? Có được sự công nhận thông qua những giải thưởng lớn nhận được không? Có được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn không?

– Tay nghề bác sĩ: Tay nghề bác sĩ cũng là một yếu tố không thể bỏ qua. Một bác sĩ tay nghề cao, có nhiều năm kinh nghiệm sẽ có đủ trình độ chuyên môn để thực hiện các thao tác nạo VA dễ dàng, hạn chế gây tổn thương mô lân cận và không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người bệnh.

– Hệ thống trang thiết bị: Hệ thống trang thiết bị hiện đại, được nhập khẩu từ nước có nền y khoa hàng đầu và áp dụng các công nghệ hàng đầu hiện nay sẽ là điều kiện cần để giúp cuộc phẫu thuật không gây nhiễm trùng và an toàn với sức khỏe người bệnh.

– Phương pháp thực hiện: Hiện nay phương pháp hiện đại nhất được sử dụng để nạo VA, được chứng nhận an toàn với sức khoẻ người bệnh chính là Plasma Plus. Phương pháp này có nhiều ưu điểm nổi bật, được chứng nhận an toàn và hiệu quả.

+ Khả năng hàn mạch máu siêu nhỏ, có thể nhỏ tới 1mm.

+ Sử dụng lượng nhiệt thấp, chỉ bằng ⅓ lượng nhiệt so với phương pháp truyền thống.

+ Ghi điểm với nguyên tắc “3 – Không”: Không gây đau, không gây chảy máu và không gây biến chứng.

+ Người bệnh chỉ phải lưu viện tối đa 24h và có thể nhanh chóng trở lại với công việc.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top