✴️ Nguyên nhân gây đau dạ dày ở trẻ em

Nội dung

Bệnh đau dạ dày không chỉ xuất hiện ở người trưởng thành mà ngay cả trẻ em cũng có thể mắc. Vậy, nguyên nhân gây đau dạ dày ở trẻ em là gì?

 

Nguyên nhân gây đau dạ dày ở trẻ em

- Bị ép ăn uống quá nhiều: Đây là một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày ở trẻ em thường gặp nhất. Do tâm lý muốn con ăn nhiều để tăng cân, sợ con bị đói nên nhiều cha mẹ ép con ăn khiến trẻ căng thẳng, sợ hãi mỗi khi đến bữa ăn. Việc nạp quá nhiều thực phẩm vào khiến dạ dày hoạt động quá công suất, không kịp tiêu hóa dẫn đến đau dạ dày.

Trẻ bị ép ăn uống quá nhiều có thể bị đau dạ dày.

Trẻ bị ép ăn uống quá nhiều có thể bị đau dạ dày.

- Tác dụng phụ của thuốc: Lạm dụng kháng sinh gây ảnh hưởng đến bộ máy tiêu hóa của trẻ. Một số loại thuốc kháng viêm, giảm đau dùng trong thời gian dài có thể khiến lớp nhày ở dạ dày giảm, tạo điều kiện thuận lợi để các acid dịch vị tấn công gây đau viêm dạ dày cấp tính.

- Tâm lý: Căng thẳng – stress kéo dài là một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày ở trẻ em không thể không nhắc đến.

- Chế độ ăn uống không khoa học (ăn nhiều đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhiều gia vị, uống nhiều nước ngọt cá gas…); cho trẻ ăn dặm quá sớm, đồ ăn không đúng giai đoạn tuổi…

Căng thẳng - stress kéo dài là một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày ở trẻ em không thể không nhắc đến.

Căng thẳng – stress kéo dài là một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày ở trẻ em không thể không nhắc đến.

 

Triệu chứng đau dạ dày ở trẻ em

Trẻ bị đau dạ dày thường có các triệu chứng dưới đây:

  • Ăn uống khó tiêu

  • Trẻ bị đầy hơi, chướng bụng

  • Thường xuyên bị ợ nóng, ợ chua

  • Nôn và buồn nôn, có thể nôn ra máu

  • Đau bụng vùng thượng vị

  • Đi ngoài phân đen

  • Gầy, sút cân

  • Mệt mỏi

  • Chán ăn

  • Khả năng tập trung kém

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu nêu trên, cha mẹ cần đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám tìm nguyên nhân và điều trị sớm. Bệnh đau dạ dày ở trẻ nếu phát hiện muộn và không điều trị sớm có thể dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm hơn nhiều ở người lớn do sức đề kháng của trẻ còn yếu, hệ tiêu hóa phát triển chưa hoàn thiện…

Bên cạnh việc khám chữa sớm, cha mẹ cần thay đổi chế độ ăn uống của trẻ. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp cho trẻ. Có thể bổ sung các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ tiêu hóa nhưng cần theo chỉ định của bác sĩ.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top