Nhiễm khuẩn mắc phải trong chăm sóc y tế (HAI) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật, tử vong và tăng chi phí điều trị trong các cơ sở y tế. Theo CDC, cứ 31 bệnh nhân nằm viện ở Hoa Kỳ thì có ít nhất một người mắc một loại HAI. Các dạng thường gặp bao gồm: nhiễm khuẩn huyết liên quan catheter trung tâm, nhiễm khuẩn tiết niệu liên quan catheter, nhiễm khuẩn liên quan máy thở và nhiễm khuẩn vết mổ (SSI).
Nhân viên gây mê giữ vai trò then chốt trong kiểm soát nhiễm khuẩn vì tiếp xúc thường xuyên với thuốc, thiết bị xâm lấn, và đường thở. Việc thực hành vô khuẩn đúng cách giúp giảm tỷ lệ tử vong, rút ngắn thời gian nằm viện và nâng cao chất lượng chăm sóc.
1. Các biện pháp phòng ngừa chuẩn
• Vệ sinh tay đúng cách bằng xà phòng và nước hoặc dung dịch cồn
• Sử dụng găng tay khi tiếp xúc với dịch tiết, máu, thiết bị
• Mặc đầy đủ áo choàng, mũ, khẩu trang, kính bảo hộ
• Khử khuẩn bề mặt thiết bị gây mê, bàn thao tác, bơm tiêm
• Xử lý vật sắc nhọn đúng quy định
2. Phòng ngừa theo đường lây truyền
a. Tiếp xúc: đeo găng tay và áo choàng khi chăm sóc bệnh nhân nhiễm trùng da, tiêu chảy, vi khuẩn đa kháng
b. Giọt bắn: đeo khẩu trang y tế khi tiếp xúc gần với bệnh nhân cúm, ho gà, bạch hầu
c. Không khí: sử dụng N95 hoặc PAPR và cách ly tại phòng áp lực âm trong bệnh lao, COVID-19, sởi, thủy đậu
3. Vệ sinh tay
5 thời điểm theo WHO:
1. Trước khi tiếp xúc bệnh nhân
2. Trước thủ thuật vô khuẩn
3. Sau khi tiếp xúc dịch cơ thể
4. Sau khi tiếp xúc bệnh nhân
5. Sau khi tiếp xúc môi trường xung quanh
Phương pháp:
• Xà phòng và nước: khi tay bẩn
• Dung dịch cồn: khi tay không bẩn rõ ràng
• Sát khuẩn tay phẫu thuật: đến khuỷu tay trước thủ thuật vô khuẩn
4. Khử khuẩn môi trường gây mê
• Lau sạch và khử khuẩn bề mặt thiết bị tiếp xúc nhiều như bàn máy, công tắc, màn hình
• Sử dụng bọc nhựa một lần cho thiết bị khó làm sạch
• Dụng cụ tái sử dụng phải khử khuẩn mức độ cao hoặc tiệt trùng
5. Quản lý đường thở an toàn
• Đeo găng tay kép khi đặt nội khí quản, bỏ lớp ngoài sau khi thao tác xong
• Ưu tiên thiết bị dùng một lần
• Thiết bị tái sử dụng phải được khử khuẩn/tiệt trùng đúng quy trình
• Mang kính chắn giọt, khẩu trang N95 khi có nguy cơ tạo khí dung
6. Xử lý thuốc gây mê và thuốc tiêm
• Lau sạch nắp lọ thuốc bằng cồn 70% trước khi rút
• Ưu tiên dùng lọ đơn liều
• Không bao giờ tái sử dụng kim hoặc ống tiêm
• Đậy nắp kim tiêm sau mỗi lần sử dụng
• Loại bỏ vật sắc nhọn vào hộp chống đâm xuyên
7. Thủ thuật xâm lấn vô khuẩn
• Sát khuẩn da bằng chlorhexidine trong cồn, để khô trước thao tác
• Mặc trang phục vô khuẩn đầy đủ: áo choàng, găng tay, mũ, khẩu trang, kính
• Dùng màn phủ vô khuẩn toàn thân
• Dán băng vô khuẩn, thay khi bẩn, bong, hoặc định kỳ
• Theo dõi dấu hiệu viêm tại vị trí thủ thuật
8. Các biện pháp bổ sung nâng cao
• Ngưng hút thuốc trước mổ ≥4 tuần
• Duy trì thân nhiệt, đường huyết ổn định trong phẫu thuật
• Tiêm kháng sinh dự phòng đúng lúc, đúng loại
• Áp dụng ERAS: phục hồi sớm sau mổ (ăn sớm, vận động sớm, giảm opioid)
• Ứng dụng công nghệ: cảm biến vô khuẩn, máy pha thuốc kín, hệ thống giám sát tiệt trùng
Kết luận
Kiểm soát nhiễm khuẩn là một mắt xích thiết yếu trong quy trình gây mê an toàn. Nhân viên gây mê với vai trò chủ đạo trong tiếp cận đường thở, thuốc và thiết bị y tế – cần tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa chuẩn và chuyên biệt. Lồng ghép giáo dục kiểm soát nhiễm khuẩn vào đào tạo gây mê là bước đi chiến lược nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng y tế.
Phụ lục các từ viết tắt
• HAI – Healthcare-Associated Infection: Nhiễm khuẩn mắc phải trong chăm sóc y tế
• SSI – Surgical Site Infection: Nhiễm khuẩn tại vị trí phẫu thuật
• ICU – Intensive Care Unit: Khoa hồi sức tích cực
• OR – Operating Room: Phòng mổ
• PAPR – Powered Air-Purifying Respirator: Thiết bị lọc khí áp lực dương
• N95 – N95 Respirator Mask: Khẩu trang lọc 95% hạt nhỏ
• CHG – Chlorhexidine Gluconate: Dung dịch sát khuẩn
• IPA – Isopropyl Alcohol: Cồn isopropyl
• ABHR – Alcohol-Based Hand Rub: Dung dịch rửa tay chứa cồn
• DSA – Digital Subtraction Angiography: Chụp mạch xóa nền kỹ thuật số
• C-arm – C-shaped Imaging Device: Máy chụp hình di động hình chữ C
• ERAS – Enhanced Recovery After Surgery: Chương trình phục hồi sớm sau phẫu thuật
• CDC – Centers for Disease Control and Prevention: Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ
• WHO – World Health Organization: Tổ chức Y tế Thế giới
Tài liệu tham khảo
1. Provenzano, D. A., et al. (2025). ASRA Infection Control Guidelines. Reg Anesth Pain Med. https://doi.org/10.1136/rapm-2024-105651
2. American Society of Anesthesiologists (ASA). (2025). Infection Prevention Resources. https://www.asahq.org
3. American Association of Nurse Anesthetists (AANA). (2024). Infection Control Guidelines. https://www.aana.com
4. Loftus, R. W., et al. (2024). Hand hygiene in anesthesia practice. Am J Infect Control.
5. Sharma, A., et al. (2020). Infection Control and Anesthesia. Curr Anesthesiol Rep.