Losec Mups

Nội dung

Thuốc Losec Mups là gì?

Losec thành phần chính Omeprazole, có tác dụng điều trị loét tá tràng, loét dạ dày và viêm thực quản trào ngược và Điều trị dự phòng tái phát loét dạ dày.

Thành phần 

  • Dược chất chính: Omeprazole.
  • Loại thuốc: Thuốc dạ dày tá tràng.
  • Dạng thuốc, hàm lượng: Viên 20 mg

Công dụng

Thuốc được chỉ định cho:

  • Điều trị loét tá tràng, loét dạ dày và viêm thực quản trào ngược và Điều trị dự phòng tái phát loét dạ dày.
  • Phối hợp với kháng sinh để Điều trị loét tá tràng ở bệnh nhân bị nhiễm Helicobacter pylori.
  • Điều trị loét tiêu hóa và viêm trợt dạ dày tá tràng do các kháng viêm không steroid.
  • Dự phòng ở bệnh nhân có nguy cơ cao bị loét tiêu hóa, viêm trợt dạ dày tá tràng hay các triệu chứng rối loạn tiêu hóa do kháng viêm không steroid.
  • Điều trị triệu chứng ợ nóng và ợ trớ trong bệnh trào ngược dạ dày - thực quản.
  • Điều trị hội chứng Zollinger-Ellison.

Liều dùng 

Cách dùng

Viên nén Losec nên được uống vào buổi sáng và nuốt toàn bộ viên thuốc với nửa ly nước. Không được nhai hoặc nghiền viên thuốc.

Liều dùng

Loét tá tràng 20 mg/ngày x 2-4 tuần.

Loét dạ dày & viêm thực quản trào ngược 20 mg/ngày x 4-8 tuần. Có thể tăng 40 mg/ngày ở bệnh nhân đề kháng với các trị liệu khác.

Hội chứng Zollinger-Ellison 60 mg/ngày.

Dự phòng tái phát loét dạ dày, tá tràng 20-40 mg/ngày.

 

Tác dụng phụ

Thường gặp: Nhức đầu, tiêu chảy, buồn nôn/nôn, táo bón, đau bụng, đầy hơi.

Ít gặp: mệt mỏi, choáng váng, lơ mơ, rối loạn tiêu hóa, nổi mẩn, viêm da, ngứa, mề đay, dị cảm, rối loạn giấc ngủ, thay đổi xét nghiệm chức năng gan.

Lưu ý 

Thận trọng khi sử dụng

Giống như các thuốc kháng tiết dịch vị khác, omeprazole khiến các vi khuẩn trong dạ dày phát triển dễ dàng do sự giảm dung tích và tính acid của dịch vị.

Không nên điều trị dài ngày các loét tá tràng hoặc loét dạ dày, viêm thực quản do hồi lưu, hoặc điều trị dự phòng tái phát các loét, vì chưa đủ tài liệu xác minh lợi ích các việc này. Hơn nữa, các nghiên cứu độc tính trên súc vật cho biết có những u bướu dạ dày dạng ung thư đã được phát hiện trên 1 loài vật khi dùng omeprazole liều cao trong thời gian dài.

Phải kiểm tra tình trạng lành tính vết loét dạ dày trước khi điều trị.

Phải giám sát đặc biệt các bệnh nhân có dùng diazepam, phenytoin (nếu cần giảm liều lượng), theophyllin, các kháng vitamin K (nếu dùng đồng thời với warfarin, phải giảm liều lượng).

Thiểu năng thận: Không có thay đổi đáng kể về sinh khả dụng.

Thiểu năng gan: Tuy sự bài thải chậm hơn, nhưng do cách dùng thuốc nên không có hiện tượng tích luỹ omeprazole hoặc các chất chuyển hóa.

Trẻ em: Công hiệu và tính dung nạp thuốc chưa được nghiên cứu.

Người cao tuổi: Không cần điều chỉnh liều dùng.

Không nên sử dụng omeprazole đồng thời cùng thuốc atazanavir.

Tương tác thuốc

  • Các loại thuốc có thể xảy ra tương tác:

Các loại thuốc có thể sây tương tác như: Ketoconazol, itraconazol, thuốc ức chế HIV protease, diazepam, warfarin, phenytoin, chất đối kháng vit K, voriconazole, clarithromycin, erythromycin, atazanavir, nelfinavir, digoxin, clopidogrel, ketoconazol, erlotinib, itraconazol, posaconazol, cilostazol, tacrolimus, saquinavir, methotrexat, thuốc cảm ứng CYP2C19 và/hoặc CYP3A4.

  • Thực phẩm, đồ uống có thể xảy ra tương tác:

Tiếp tục chế độ ăn uống của bạn trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ.

  • Tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến thuốc:

Không dùng thuốc cho bệnh nhân mẫn cảm với thành phần thuốc

return to top