Lovastatin

Nội dung

Thuốc Lovastatin là gì?

Điều trị tăng cholesterol máu, Dự phòng tiên phát (cấp 1) biến cố mạch vành, Xơ vữa động mạch: Ở người bệnh tăng cholesterol máu có biểu hiện lâm sàng về bệnh mạch vành, kể cả nhồi máu cơ tim trước đó, chỉ định các chất ức chế HMG-CoA reductase.

Thành phần 

  • Dược chất chính: Lovastatin 20 mg

  • Loại thuốc: Thuốc hạ mỡ máu

  • Dạng thuốc, hàm lượng: Hộp 1 vỉ x 10 viên, 20mg

Công dụng

  • Tăng cholesterol máu: Các chất ức chế HMG-CoA reductase được chỉ định bổ trợ cho liệu pháp ăn uống để giảm nồng độ cholesterol toàn phần và cholesterol LDL ở người tăng cholesterol máu tiên phát (typ IIa và IIb) triglycerid giảm ít.

  • Dự phòng tiên phát (cấp 1) biến cố mạch vành: Ở người tăng cholesterol máu mà không có biểu hiện lâm sàng rõ rệt về mạch vành, chỉ định các chất ức chế HMG-CoA reductase nhằm:

  • Giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim.

  • Giảm nguy cơ phải làm các thủ thuật tái tạo mạch vành tim.

  • Giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch.

  • Xơ vữa động mạch: Ở người bệnh tăng cholesterol máu có biểu hiện lâm sàng về bệnh mạch vành, kể cả nhồi máu cơ tim trước đó, chỉ định các chất ức chế HMG-CoA reductase nhằm:

  • Làm chậm tiến triển vữa xơ mạch vành.

  • Giảm nguy cơ biến cố mạch vành cấp.

Liều dùng 

Cách dùng

Dùng đường uống. Nên uống vào bữa ăn để hấp thu tối đa.

Liều dùng

  • Liều thông thường người lớn: khởi đầu 20 mg/lần, mỗi ngày, vào bữa ăn tối. Điều chỉnh liều 4 tuần một lần, nếu cần và nếu dung nạp được. Liều duy trì 20 – 80 mg, mỗi ngày uống 1 lần hoặc 2 lần, vào bữa ăn.

  • Liều tối đa không quá 80 mg/ngày.

  • Khuyến cáo bắt đầu điều trị với liều thấp nhất mà thuốc có tác dụng, sau đó nếu cần thiết, có thể điều chỉnh liều theo nhu cầu và đáp ứng của từng người bằng cách tăng liều từng đợt cách nhau không dưới 4 tuần và phải theo dõi các phản ứng có hại của thuốc, đặc biệt là các phản ứng có hại đối với hệ cơ.

Lưu ý

Chống chỉ định

  • Quá mẫn cảm với các chất ức chế HMG-CoA reductase hoặc với bất kỳ thành phần nào của chế phẩm.

  • Bệnh gan hoặc transaminase huyết thanh tăng dai dẳng mà không giải thích được.

  • Thời kỳ mang thai hoặc cho con bú.

Thận trọng khi sử dụng

Trước khi bắt đầu điều trị với statin, cần phải loại trừ các nguyên nhân gây tăng cholesterol máu (như đái tháo đường kém kiểm soát, thiểu năng giáp, hội chứng thận hư, rối loạn protein máu, bệnh gan tắc mật, do dùng một số thuốc khác, nghiện rượu) và cần định lượng cholesterol toàn phần, cholesterol LDL, cholesterol HDL và triglycerid. Phải tiến hành định lượng lipid định kỳ với khoảng cách không dưới 4 tuần và điều chỉnh liều lượng theo đáp ứng của người bệnh với thuốc. Mục tiêu điều trị là giảm cholesterol LDL, vì vậy phải sử dụng nồng độ cholesterol LDL để bắt đầu điều trị và đánh giá đáp ứng điều trị. Chỉ khi không xét nghiệm được cholesterol LDL, mới sử dụng cholesterol toàn phần để theo dõi điều trị.

return to top