Prazo

Nội dung

Thuốc Prazo là gì?

Điều trị loét dạ dày-tá tràng lành tính, phòng và điều trị loét dạ dày tá tràng do dùng thuốc chống viêm không steroid, hội chứng Zollinger-Ellison, bệnh trào ngược dạ dày - thực quản: viêm thực quản trợt xước, loét hoặc thắt hẹp được xác định bằng nội soi.

Thành phần

  • Dược chất chính: Esomeprazol (Dạng hạt Esomeprazol magnesi được bao tan trong ruột ) 20mg
  • Loại thuốc: Thuốc ức chế bơm proton
  • Dạng thuốc, hàm lượng: Viên bao tan trong ruột, 20mg

Công dụng

  • Loét dạ dày-tá tràng lành tính.
  • Phòng và điều trị loét dạ dày tá tràng do dùng thuốc chống viêm không steroid.
  • Hội chứng Zollinger-Ellison.
  • Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản: viêm thực quản trợt xước, loét hoặc thắt hẹp được xác định bằng nội soi.

Liều dùng

Cách dùng

Dùng đường uống.

Liều dùng

Uống thuốc trước bữa ăn 1 giờ

Dùng theo chỉ định của bác sĩ hoặc theo liều sau

Loét dạ dày-tá tràng nhiễm Helicobacter pylori:

  • Esomeprazol 20 mg + Amoxcilin 1g + clarithromycin 500 mg; ngày 2 lần; phác đồ uống 7 ngày. Hoặc Esomeprazol 40 mg, ngày 1 lần; kết hợp với Clarithromycin 500 mg + Amoxicilin 1g, ngày 2 lần; phác đồ uống 10 ngày.
  • Điều trị loét dạ dày do dùng thuốc chống viêm không steroid:
  • Esomeprazol 20 mg, ngày 1 lần; trong 4-8 tuần.

Dự phòng loét dạ dày ở những người có nguy cơ về biến chứng ở dạ dày  tá tràng nhưng có yêu cầu phải dùng thuốc chống viêm không steroid: Esomeprazol 20 mg, ngày 1 lần.

Hội chứng Zollinger-Ellison: Tùy theo cá thể và mức độ tăng tiết acid của dịch dạ dày, liều uống cao hơn trong các trường hợp khác, có thể uống một lần hoặc chia nhiều lần. Trong trường hợp không phẫu thuật để cắt khối u phải uống thuốc lâu dài.

Điều trị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản nặng có viêm thực quản: Uống 20- 40 mg, ngày 1 lần, trong 4-8 tuần có thể tăng 4-8 tuần nếu vẫn còn triệu chứng hoặc còn viêm qua nội soi.

Điều trị duy trì sau khi hết viêm thực quản: uống 20 mg, ngày 1 lần, trong 6 tháng.

Điều trị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản có triệu chứng nhưng không viêm thực quản: Uống 20 mg, ngày 1 lần, trong 4 tuần; có thể uống thêm 4 tuần nữa nếu các triệu chứng vẫn chưa hết.

Người suy gan nặng không nên dùng quá 20 mg/ngày.

Tác dụng phụ

  •  Hiếm gặp: giảm bạch cầu tiểu cầu, sốt phù mạch, kích động, lú lẫn, trầm cảm, rối loạn vị giác.
  •  Thường gặp: nhức đầu, đau bụng, táo bón, tiêu chảy, đầy bụng, buồn nôn, nôn.

Lưu ý

Thận trọng khi sử dụng

  • Esomeprazol có thể che giấu triệu chứng và làm chậm chẩn đoán ở bệnh nhân bị tổn thương ác tính ở dạ dày.
  • Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân bị bệnh gan, người mang thai, người cho con bú.
  • Thận trọng khi dùng Esomeprazol kéo dài vì có thể gây viêm teo dạ dày.

Tác dụng của thuốc đối với phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú:

     Chỉ sử dụng Esomeprazol khi thật cần thiết cho phụ nữ mang thai.

     Nếu bắt buộc phải dùng esomeprazol cho phụ nữ cho con bú thì phải ngưng cho trẻ bú khi sử dụng esomeprazol.

Tác dụng của thuốc đối với khả năng lái xe và vận hành máy móc:

     Thuốc có thể dùng cho người lái xe và vận hành máy móc.

Tương tác thuốc

  • Tình trạng giảm độ acid dạ dày khi điều trị bằng esomeprazole có thể làm tăng hay giảm sự hấp thu của các thuốc khác nếu cơ chế hấp thu của các thuốc này bị ảnh hưởng bởi độ acid dạ dày. Sự hấp thu của ketoconazole và itraconazole có thể giảm trong khi điều trị với esomeprazole.
  • Esomeprazole ức chế CYP2C19, men chính chuyển hóa esomeprazole. Do vậy, khi esomeprazole dùng chung với các thuốc chuyển hóa bằng CYP2C19 như diazepam, citalopram,..nồng độ các thuốc này trong huyết tương có thể tăng lên và cần giảm liều.
  • Dùng đồng thời esomeprazol + amoxicilin + clarithromycin làm tăng nồng độ esomeprazol và 14 hydroxyclarithromycin trong máu.
return to top