✴️ Lợi khuẩn có giúp giảm béo phì?

Số người mắc béo phì chiếm tỉ lệ khá cao trên thế giới. Theo dữ liệu mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 13% người trưởng thành trên toàn thế giới hiện mắc béo phì. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ đó tăng lên hơn 40% .

Béo phì gây ảnh hưởng đến các bệnh khác như tiểu đường, tim mạch và một số loại ung thư. Béo phì cũng ảnh hưởng đến tinh thần, khả năng vận động . Trong một số trường hợp béo phì còn bị kì thị xã hội và gây khó khăn trong tìm việc làm.

Vi khuẩn chống béo

Những thay đổi về vi khuẩn trong đường ruột có thể giúp giảm cân, nghiên cứu trên bệnh nhân phẫu thuật cắt dạ dày cho thấy. Các nhà khoa học tại Đại học bang Arizona đã xem xét vai trò của microbiome – một cộng đồng vi khuẩn có trong cơ thể -  với các bệnh nhân trong tình trạng béo phì.

Vi khuẩn rất quan trọng đối với các chức năng cơ thể như điều chỉnh quá trình trao đổi chất. Vi khuẩn trong ruột tạo ra các chất chuyển hóa, một số trong đó có vai trò tiêu hóa thức ăn, có khả năng kiểm soát trọng lượng cơ thể.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người mắc bệnh béo phì có số lượng vi khuẩn microbiome thấp hơn người bình thường. Do đó, microbiome dường như là một yếu tố quyết định sự tăng cân của cơ thể.

Phẫu thuật cắt dạ dày

Đối với những người không thể giảm cân thông qua chế độ ăn kiêng và tập thể dục, sức khỏe bị ảnh hưởng nhiều từ cân năng, họ có thể lựa chọn phương pháp phẫu thuật.

Một trong những biện pháp giảm cân là phẫu thuật nối tắt dạ dày (phẫu thuật Roux-en-Y), cũng làm thay đổi số lượng của vi khuẩn trong ruột.

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra phương pháp và thời điểm microbiome thay đổi sau phẫu thuật cắt dạ dày  giúp  cơ thể hạn chế khả năng hấp thụ thức ăn

Họ tiến hành theo dõi 10 trong 24 bệnh nhân thực hiện phẫu thuật trong thời gian từ 13 đến 60 tháng để đưa ra các nhận định.

          lợi khuẩn và việc chống béo phì

Vi khuẩn và trao đổi chất

Như dự đoán ban đầu, tất cả bệnh nhân đều giảm cân sau cuộc phẫu thuật. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy những thay đổi đối với vi khuẩn của trong cơ thể qua đánh giá ở 2 nơi: niêm mạc trực tràng và phân.

Đây là một bước tiến quan trọng vì hầu hết các nghiên cứu trước đây chủ yếu lấy mẫu trên bề mặt niêm mạc. Các nhà nghiên cứu tìm thấy những thay đổi lớn cho cả hai thí nghiệm. Những thay đổi về microbiome trong phân đã rõ rệt hơn, hiệu quả trong 6 tháng sau phẫu thuật và diễn ra trong thời gian dài.

Những thay đổi microbiome cũng liên quan đến quá trình tiêu hóa thức ăn bị thay đổi, bao gồm cả những thay đổi về sự phân hủy chất béo và axit mật.

“Phát hiện của chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của những thay đổi vi khuẩn ở niêm mạc trực tràng và phân được phản ánh trên quá trình chuyển hóa đường ruột sau phẫu thuật”,  Giáo sư Ilhan chia sẻ.

Lợi khuẩn giúp thay thế phẫu thuật?

Nghiên cứu này làm rõ cơ chế quá trình phẫu thuật cắt dạ dày hỗ trợ giảm cân và việc hạn chế chức năng của dạ dày làm giảm khả năng hấp thụ thức ăn.

Nghiên cứu cũng đưa ra các lựa chọn thay thế phẫu thuật xâm lấn gây tốn kém nhưng không chắc là hiệu quả kéo dài.

Một số người tăng cân trở lại sau khi phẩu thuật, các nhà nghiên cứu cho rằng có thể là do hệ vi khuẩn của họ không có lợi cho việc giảm cân lâu dài và một số người có thể thiếu lợi khuẩn từ việc giảm cân này.

“ Hoạt động của vi khuẩn trong ruột có khả năng dẫn đến việc tạo ra một loại lợi khuẩn có thể thay thế phẫu thuật - hoặc có thể  xác định các lợi khuẩn cần được giữ lại để  thực hiện phẩu thuật và giảm cân lâu dài.” - Giáo sư Rosa Krajmalnik-Brown chia sẻ

Đây là phát hiện mới có lợi cho người đang mắc bệnh béo phì, tuy nhiên đây chỉ là nghiên cứu ở phạm vi rất nhỏ. Cần tìm hiểu sâu hơn để xác định những phát hiện này là chính xác và để kiểm tra microbiome có thể giảm cân hay không.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top