TÓM TẮT
Giới thiệu. Ngoài các biểu hiện tiến triển cấp tính, nhiễm coronavirus còn kèm theo các triệu chứng kéo dài (suy nhược, biểu hiện triệu chứng tâm thần qua cơ thể, rối loạn giấc ngủ và nền tảng tâm lý cảm xúc), việc điều trị để điều chỉnh các biểu hiện này là đặc biệt cấp thiết.
Mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu các khía cạnh về tâm lý, cơ thể và nhận thức của rối loạn lo âu sau khi nhiễm coronavirus, trong quá trình điều trị bằng tofisopam (Grandaxin®) liều 150 mg / ngày.
Tài liệu và phương pháp. Trong nghiên cứu có sự tham gia của các bệnh nhân đã trải qua đợt nhiễm coronavirus chủng mới, những người mà 4 tuần sau khi kết thúc điều trị có những dấu hiệu bất ổn cho phép đặt giả thiết về sự hiện diện của rối loạn lo âu. Thang điểm Hamilton được sử dụng để đánh giá mức độ lo âu. Bệnh nhân được thăm khám trước khi bắt đầu điều trị, sau 2 tuần, sau 4 tuần và sau 6 tuần áp dụng liệu pháp điều trị.
Kết quả. Trước khi bắt đầu điều trị, tất cả các bệnh nhân đều có tổng mức lo âu cao: điểm HAM-A trung bình là 31,72 ± 2,24 điểm. Khi kết thúc liệu trình điều trị bằng Grandaxin®, tất cả bệnh nhân đều giảm mức độ lo âu: điểm HAM-A trung bình là 12,68 ± 2,04 điểm (p<0,001). Khi kết thúc liệu trình, các bệnh nhân ghi nhận sự gia tăng khả năng hoạt động trí óc, cải thiện trí nhớ và chú ý, tức là giảm rõ rệt mức độ nghiêm trọng của rối loạn nhận thức liên quan đến lo âu, điểm trung bình theo thang điểm phụ "suy giảm nhận thức" giảm ba lần, từ 1,6 ± 0,12 còn 0,5 ± 0,09 (p<0,001).
Kết luận. Việc rối loạn nền tảng tâm lý - cảm xúc (thường xảy ra dưới dạng gia tăng lo âu cá nhân), rối loạn giấc ngủ, rối loạn hệ thần kinh thực vật, hội chứng suy nhược ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của những bệnh nhân sau mỗi đợt nhiễm coronavirus. Cần có một phương pháp tiếp cận tổng hợp trong chẩn đoán lâm sàng về hậu quả lâu dài của mỗi đợt nhiễm coronavirus chủng mới và việc điều chỉnh các hậu quả này sau đó bằng liệu pháp điều trị bằng thuốc.
Trích dẫn: Alexandrova E.A., Parshina E.V., Borodacheva I.V., Suslov A.G., Belyakov K.M., Yulin V.S., Fomin S.V. Tác dụng của thuốc giải lo âu trong việc điều trị các triệu chứng tâm thần kinh còn sót lại sau khi nhiễm COVID-19. Medical Council. 2021;(12):50–60. (In Russ.).
https://doi.org/10.21518/2079- 701X-2021-12-50-60.
Xung đột lợi ích: Các tác giả tuyên bố không có xung đột lợi ích.
Xem toàn nghiên cứu tại đây
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh