1-Mất/giảm khứu giác có thể LÀ TRIỆU CHỨNG CỦA SỰ HIỆN DIỆN COVID (ĐỘ NHẠY 65%, ĐỘ ĐẶC HIỆU 97%)
Khuyến nghị: Nên test để kiểm tra xác định ngay khi có thể (Haehner et al, Hariyanto et al)
Mất khứu giác hoặc vị giác đột ngột có liên quan đến COVID-19, ngay cả khi không có các triệu chứng khác như sốt và ho dai dẳng. Tình trạng mất khứu giác đối với đa số bệnh nhân nhiễm bệnh có xu hướng diễn ra trong thời gian ngắn (thường dưới 2 tuần) và phục hồi nhanh chóng (trong vòng 10 ngày), mặc dù ở một số bệnh nhân, nó có thể tồn tại lâu hơn, thậm chí không thể phục hồi - đặc biệt với COVID-19 kéo dài.
2- Ở người nhiễm COVID, nghiên cứu thấy rằng BỆNH NHÂN NẶNG HOẶC NHẬP VIỆN ÍT HIỆN DIỆN TRIỆU CHỨNG MẤT KHỨU GIÁC HƠN BN NHẸ HOẶC KO CẦN NHẬP VIỆN. (NC của Purija 42000 BN)
3- ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG MẤT KHỨU GIÁC:
+Corticoid dạng xịt, corticoid toàn thân
+Liệu pháp kích thích khứu giác: Một số nghiên cứu (Le Bon et al, Seo et al) thấy các BN thực hiện liệu pháp kích thích khứu giác giúp cải thiện khứu giác và rút ngắn thời gian hồi phục khứu giác.
Cách thực hiện: Tiếp xúc lần lượt với 4 mùi (eucalyptol, phenyl ethyl alcohol, citronella oil, và eugenol) trong 5 phút và 2 lần/ngày trong 12 tuần hoặc lâu hơn
4-KHẢ NĂNG HỒI PHỤC KHỨU GIÁC: Khoảng 85% sẽ hồi phục trong vòng 1 tháng (Ardestani et al), những BN ban đầu không có triệu chứng đau đầu hoặc nghẹt mũi là những BN có tỉ lệ hồi phục khứu giác cao hơn đáng kể.
5-MẤT KHỨU GIÁC KÉO DÀI (THÁNG THỨ 4) LẠI LIÊN QUAN ĐẾN HỘI CHỨNG HẬU COVID (giả thuyết - Peter Wostyn)
5.1-TẠI SAO BẠN BỊ MẤT KHỨU GIÁC
Các cơ chế giả thuyết cho triệu chứng này:
(1) COVID xâm nhập vào các tế bào biểu hiện ACE2 và người ta thấy niêm mạc mũi biểu hiện ACE2. Do đó, virus xâm nhập niêm mạc và gây ra tổn thương nhiều tế bào của hệ thống khứu giác
(2)Tình trạng viêm, tiết dịch góp phần ảnh hưởng tới khứu giác
(3)Vùng xoang mũi là một vùng quan trọng trong quá trình phóng thích virus.
Do đó, mất/giảm khứu giác có thể phản ánh sự hiện diện của COVID
5.2-GIẢ THUYẾT BỆNH NHÂN CÓ TRIỆU CHỨNG MẤT MÙI DIỄN TIẾN NHẸ HƠN
-Giống như trên, khi virus xâm nhập, các đáp ứng miễn dịch tại niêm mạc mũi gây tổn thương hệ khứu giác tại đây và gây mất mùi
-Những người mà có thể tạo được đáp ứng miễn dịch tại niêm mạc mũi tức là cơ thể đã có đáp ứng chống lại virus 1 cách hiệu quả ở giai đoạn sớm (chỉ mới xâm nhập tại niêm mạc mũi) giúp ngăn ngừa sự nhân lên của virus và giảm tiến triển xâm nhập đường hô hấp dưới (phổi) ( Nghiên cứu của Tác giả McElvaney thấy rằng những BN có triệu chứng mất khứu giác: cytokine thấp hơn, tổn thương phổi trên CTscan ít hơn)
Tham khảo:
1-Wostyn P. Med Hypotheses. 2021 Jan;146:110469.
2-Meng X, Pan Y. COVID-19 and anosmia: The story so far. Ear, Nose & Throat Journal. September 2021.
3-Le Bon, SD, Konopnicki, D, Pisarski et al. Eur Arch Oto-Rhino-Laryngol 2021;278(8):3113-3117.
4-Hariyanto TI, Rizki NA, Kurniawan A. Int Arch Otorhinolaryngol. 2021 Jan;25(1):e170-e174.
5-Purja S, Shin H, Lee JY, Kim E. Arch Pharm Res. 2021 Jul;44(7):725-740.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh