✴️ Khâu lỗ thủng dạ dày – tá tràng

Nội dung

ĐẠI CƯƠNG

Khâu lỗ thủng dạ dày tá tràng là một kỹ thuật thường quy trong phẫu thuật tiêu hóa. Hiện nay hầu hết đã được thực hiện qua phẫu thuật nội sọ.

 

CHỈ ĐỊNH

Lỗ thủng lành tính, bờ mềm mại, không gây hẹp. loại trừ được tổn thương do ung thư.

 

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Chống chỉ định chung của phẫu thuật ổ bụng.

 

CHUẨN BỊ

Người thực hiện:

01 Phẫu thuật viên chuyên khoa tiêu hoá hoặc ngoại chung

02 phẫu thuật viên phụ

01 bác sỹ gây mê

Kíp dụng cụ viên, chạy ngoài, phụ mê: 03 điều dưỡng

Người bệnh:

Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh.

Nâng cao thể trạng, cân bằng những rối loạn do hậu quả của bệnh hoặc do cơ địa, bệnh mãn tính, tuổ

Điều trị ổn định các bệnh nội khoa như cao huyết áp, đái đường,… trước khi can thiệp phẫu thuật (trừ trường hợp mổ cấp cứu). Truyền máu nếu thiếu máu nhiều.

Nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân. - Kháng sinh dự phòng

Phương tiện: dụng cụ đại phẫu, chỉ khâu, máy cắt nối…

Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 phút

 

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Tư thế: người bệnh nằm ngửa,

Vô cảm: gây mê nội khí quản. trường hợp chống chỉ định gây mê nội khí quản có thể gây tê ngoài màng cứng .

Kỹ thuật:

Bước 1: mở bụng đường trắng giữa trên dưới rốn hoặc mổ nội so

Bước 2: đánh giá tổn thương

  • Đánh giá dịch ổ bụng, tình trạng phúc mạc. cấy dịch ổ bụng.
  • Đánh giá cơ quan khác trong ổ bụng.
  • Đánh giá tổn thương tại chỗ.

Bước 3: khâu lỗ thủng chữ X, U. nếu nghi ngờ tổn thương ác tính phải sinh thiết. Với ổ loét xơ chai: khoét bỏ, khâu mũi rời theo chiều ngang, tránh hẹp.

Bước 4: hút rửa sạch ổ bụng

Bước 5: đặt dẫn lưu dưới gan.

Bước 6: đóng bụng theo bình diện giải phẫu.

 

THEO DÕI CÁC TAI BIẾN – BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ.

Theo dõi và xử trí các biến chứng

Chảy máu: thường trong 48h đầu hoặc những ngày tiếp theo. Chảy máu đỏ tươi, số lượng nhiều qua dẫn lưu, toàn trạng thay đổi (nhợt, lo âu, mạch nhanh, huyết áp tụt) cần mổ kiểm tra lại, cầm máu.

Theo dõi áp xe tồn dư, tình trạng bục miệng nối, nhiễm trùng vết mổ để có chỉ định can thiệp kịp thờ

Theo dõi tình trạng chung: mạch, huyết áp, viêm phổi

Truyền dịch: tính đủ năng lượng, lượng dịch vào cho từng người bệnh cụ thể. . Kháng sinh: sử dụng kháng sinh dự phòng hoặc sử dụng kháng sinh điều trị khi có chỉ định, tùy thuộc hoàn cảnh cụ thể.

Cho người bệnh ăn lại khi có trung tiện.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top