Tập nói là quá trình trẻ tạo thành âm thanh bao gồm các nguyên âm, phụ âm, các từ đơn, từ ghép và câu dài.
Từ 0 đến 5 tháng: trẻ phát ra các âm thanh khác nhau bao gồm cả nguyên âm và phụ âm: Ví dụ “ ê, a, baba…”.
Từ 6 đến 11 tháng: Kết nối các âm thanh để tạo vần, bắt chước gần đúng các âm thanh của người khác. Phát ra 1 số âm giống phụ âm.
Từ 12 đến 18 tháng: Nói và bắt chước từ đơn.
Từ 18 đến 24 tháng: Nói câu 2 đến 3 từ.
Từ 24 đến 30 tháng: Nói câu 3 đến 4 từ.
Trẻ trên 3 tuổi: Nói câu dài.
Trẻ nói khó: Bại não
Trẻ nói ngọng, nói lắp
Trẻ chậm phát triển tinh thần, chậm phát triển ngôn ngữ
Trẻ tự kỷ, trẻ khiếm thính.
Không có
Người thực hiện: Kỹ thuật viên ngôn ngữ
Phương tiện: Dụng cụ học tập
Người bệnh: Không đang giai đoạn ốm sốt
Phiếu điều trị
Kiểm tra hồ sơ: đối chiếu chỉ định can thiệp và tên trẻ
Kiếm tra người bệnh: Đúng tên trẻ với phiếu điều trị
Kỹ thuật:
Há to miệng rồi ngậm lại
Thè lưỡi dài ra trước, lên trên, sang trái và phải
Đưa lưỡi chạm lên răng trên, và chạm lên vòm miệng
Bôi mật ngọt hoặc đường quanh mép để tập liếm: đặc biệt trẻ bại não rất cần tập vận động miệng lưỡi và tập nuốt, nhai, liếm, thổi.
Tập nói âm “x” trong từ “xa”. Kéo dài âm “x” càng dài càng tốt. Bình thường khoảng 10-15 giây. Nếu xì ngắn trẻ sẽ bị giọng mũi hở và không nói được rõ các phụ âm đầu âm tiết.
Kéo dài hơi thổi ra. Cho trẻ thổi bóng, thổi kèn hoặc thổi bong bóng xà phòng.
Hãy bắt đầu dạy trẻ tạo các nguyên âm: a, o, u, ư, e, ê, ô, ơ.
Khi trẻ nói các nguyên âm rõ rồi mới chuyển sang tập phụ âm.
Bắt đầu bằng dạy trẻ tạo các âm môi như âm “b,m”.
Khi trẻ nói âm đó rõ, hãy ghép âm đó với một nguyên âm, ví dụ: mama, baba, bababa....và các nguyên âm khác như: mimi, bêbê...
Hãy làm một bộ tranh hoặc cắt các tranh đồ vật từ tạp chí, sách báo. Xếp các tranh này theo bộ: theo các âm đầu, âm cuối hoặc thanh điệu và theo các chủ đề: đồ dùng, phương tiện giao thông, đồ ăn, các hành động....
Khi dạy trẻ nói từ đơn nên dùng tranh để dạy. Như vậy trẻ sẽ hứng thú hơn. Hãy biến hoạt động dạy thành các trò chơi.
Ví dụ: Chơi trò “giấu tranh”. Để ra 3-5 tranh và giới thiệu tên các tranh với trẻ. Giấu 1 - 2 cái đi rồi hỏi xem: “mất tranh nào?”
Sau đó để trẻ giấu tranh, còn bạn đoán. Có thể chơi nhiều trò khác với tranh như: mua bán tranh, so cặp tranh....
Sau đó, lại ghép các phụ âm này với các nguyên âm khác nhau như ta, xa...
Khi trẻ tạo các âm này đó rõ, hãy để trẻ nói các từ đơn chứa các âm bạn vừa dạy: tai, táo, to, túi...
Sau cùng, khi trẻ đó nói được nhiều từ đơn, hãy để trẻ ghép 1-2 từ thành các câu ngắn.
Hãy chú ý sửa âm khi trẻ nói chuyện, khi đọc sách....Thường khi tập nói từng từ thì nói đúng, nhưng khi nói chuyện trẻ vẫn mắc lỗi.
Sự tiến bộ của trẻ sau mỗi đợt can thiệp.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh