Tắc ruột: tắc ruột cơ học và tắc ruột cơ năng

Nội dung

I. Đại cương

– Tắc ruột (Ileus) là sự ngừng trệ các chất chứa trong lòng ruột, là cấp cứu ngoại khoa hay gặp, chiếm tỷ lệ 9-19% cấp cứu bụng và 0,8-1,2% các bệnh ngoại khoa. Tỷ lệ tử vong là 1-2%.
– Frederik Treves là người đầu tiên chia tắc ruột làm 2 loại: tắc ruột cơ năng và tắc ruột cơ học.
– Tắc ruột gặp ở mọi lứa tuổi, cả nam và nữ, nhưng mỗi lứa tuổi có những nguyên nhân hay gặp khác nhau.

 

* Phân loại tắc ruột
– Theo nguyên nhân:

+ Tắc ruột cơ năng: chiếm 3-5%
+ Tắc ruột cơ học: chiếm 95-97%


– Theo tiến triển:

+ Tắc ruột cấp tính và tắc ruột bán cấp
+ Tắc ruột hoàn toàn và tắc ruột không hoàn toàn

 

Minh họa tắc ruột do dây dính

 

 

II. Nguyên nhân

1. Tắc ruột cơ năng

* Do liệt ruột
– Viêm phúc mạc
– Phản xạ (cơn đau quặn thận, quặn gan)
– Tổn thương thần kinh tủy sống (chấn thương cột sống, tủy sống )
– Máu tụ sau phúc mạc
– Sau phẫu thuật ổ bụng
– Nhiễm khuẩn toàn thân

* Do co thắt
– Tổn thương thần kinh
– Ngộ độc chì, Alcaloid

 

2. Tắc ruột cơ học

* Tắc ruột do bít (Obturation)
– Lòng ruột bị bít bởi những vật lạ

+ Búi giun: hay gặp ở trẻ em 3-8 tuổi.
+ Bã thức ăn ( phytobezoar ) và u tóc ( tricobezoar)
+ Phân su: nước ngoài gặp 15-18% tắc ruột sơ sinh. Việt Nam gặp ít hơn.
+ Người già: táo bón kéo dài
+ Tắc ruột sỏi mật: sỏi túi mật gây viêm thủng túi mật vào tá tràng, sỏi di chuyển xuống gây tắc đoạn cuối hồi tràng.

 

– Lòng ruột bị bít bởi tổn thương thành ruột

+ Teo ruột, ruột đôi, màng ngăn ở trẻ sơ sinh.
+ Viêm ruột trong bệnh Crohn.
+ Lao hồi manh tràng
+ Sẹo xơ
+ U lành tính hoặc ác tính của ruột non, ruột già.
+ Hẹp miệng nối


– Lòng ruột bị bít do bên ngoài đè ép: U sau phúc mạc, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, u mạc treo …

 

* Tắc ruột do thắt (Strangulation): tắc lòng ruột + mạch máu mạc treo
– Xoắn ruột: xoắn ruột non, xoắn đại tràng sigma, xoắn manh tràng.
– Thoát vị nghẹt: thoát vị thành bụng (bẹn, đùi, rốn) và thoát vị nội.
– Lổng ruột
– Dây chằng

Minh họa tắc ruột do xoắn

return to top