Giải phẫu đại tràng
Cấu tạo giải phẫu đại tràng về cơ bản được chia thành các lớp:
- Niêm mạc là lớp ở trong cùng của ruột già, tiếp xúc trực tiếp với thức ăn. Nó có nhiều nếp gấp và tuyến tiết) để tăng diện tích hấp thụ chất dinh dưỡng. Lớp niêm mạc chứa cả các tế bào biểu bì và các tế bào tiết enzym.
- Lớp dưới niêm mạc chứa các mạch máu và dây thần kinh.
- Lớp cơ này chứa các tế bào cơ giúp thực hiện các hoạt động chuyển động của ruột gồm lớp cơ vòng và lớp cơ dọc. Lớp cơ vòng là loại cơ không tự chủ, luôn luôn ở trạng thái co thắt.
- Lớp thanh mạc và dưới thanh mạc nằm ở ngoài cùng, bao bọc lấy ruột già, giữ nhiệm vụ bảo vệ toàn bộ cấu trúc bên trong, tiết dịch hạn chế ma sát khi đại tràng co bóp. Đây còn là lớp kết nối ruột già với các cấu trúc xung quanh trong cơ thể.
Giải phẫu đại tràng
Ruột già được chia thành những phần nào?
Về cấu trúc, đại tràng được chia thành 3 phần chính như sau:
- Manh tràng là giao với ruột non thông qua van hồi manh tràng, van này có tác dụng giúp những chất ở ruột già không di chuyển ngược trở lại ruột non. Manh tràng có chiều dài khoảng 6 - 7 cm. Phần đầu được bịt kín bởi một đoạn hình giun gọi là ruột thừa, chiều dài trung bình khoảng 9cm.
- Kết tràng là phần chính của ruột già có hình chữ U ngược, được chia thành 4 đoạn gồm: kết tràng lên, kết tràng ngang, kết tràng xuống và kết tràng sigma.
- Trực tràng có phần trên phình to gọi là bóng trực tràng, phần dưới hẹp là ống hậu môn, chiều dài 15 - 20 cm.
Ngoài các phần theo cấu tạo về giải phẫu đại tràng ở trên thì bên trong ruột già còn có sự hiện diện của hệ vi khuẩn góp phần trong việc tiêu hóa thức ăn. Dịch nhầy ruột già không chứa enzyme mà chủ yếu là chất nhầy làm nhiệm vụ bôi trơn và bảo vệ bề mặt niêm mạc đại tràng.
Cấu trúc của trực tràng
Một số bệnh lý thường gặp ở đại tràng
Một số bệnh lý thường xảy ra ở ruột già là:
- Viêm loét đại tràng là tình trạng viêm nhiễm của niêm mạc ruột già do nhiều nguyên nhân như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc do các bệnh lý tự miễn,… Người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng bao gồm đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, và nôn mửa,… Những trường hợp mạn tính có thể gây ảnh hưởng đến ruột kết và trực tràng.
- Bệnh Crohn là một bệnh lý viêm nhiễm mạn tính của hệ tiêu hóa, có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của ruột từ miệng đến hậu môn. Triệu chứng bao gồm đau bụng, tiêu chảy kéo dài trên 2 tuần, mất cân đối dinh dưỡng, sốt, mệt mỏi, đau khớp, chuột rút,…
- Hội chứng kích thích ruột là tình trạng rối loạn tiêu hoá với các triệu chứng đặc trưng như đau, khó chịu vùng bụng, táo bón hoặc tiêu chảy,… Mặc dù không gây hậu quả nghiêm trọng nhưng tình trạng diễn biến bất thường khiến việc kiểm soát trở nên khó khăn hơn.
- Polyp đại tràng là tình trạng bên trong niêm mạc đại tràng hình thành khối u bất thường do các nguyên nhân như độ tuổi, gen di truyền, chế độ sinh hoạt không khoa học,…. Hầu hết các trường hợp polyp đại tràng là lành tính. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp khối u chuyển thành ung thư nếu không được can thiệp và điều trị.