ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỰC HÀNH THAY BĂNG VẾT THƯƠNG SAU PHẪU THUẬT CỦA ĐIỀU DƯỠNG KHOA NGOẠI TỔNG HỢP BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ

         Nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) là kết quả không mong muốn thường gặp nhất ở bệnh nhân (BN) sau phẫu thuật (PT), gây hậu quả nặng nề cho BN, kéo dài thời gian nằm viện, tăng tỷ lệ tử vong vả tăng chi phí điều trị. Theo hướng dẫn phòng ngừa NKVM của Bộ Y tế (BYT), có 07 biện pháp được xác định có hiệu quả cao trong phòng ngừa NKVM, trong đó biện pháp 5 “tuân thủ chặt chẽ quy trình vô khuẩn trong buồng phẫu thuật và khi chăm sóc vết mổ”. Chăm sóc vết thương sau PT là kỹ thuật cơ bản và quan trọng trong qui trình chăm sóc bệnh nhân (CSBN) sau PT của điều dưỡng (ĐD). Tại Việt Nam tỷ lệ NTVM chiếm từ 5-10% ở BN sau phẫu thuật. Có nhiều nghiên cứu liên quan đến kiến thức, thực hành chăm sóc vết thương sau PT của ĐD, nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Hương Thu và cộng sự cho thấy 21% ĐD chưa tuân thủ đúng các qui trình thay băng, nghiên cứu của Ngô Thị Huyền chỉ có 38,9% ĐD thực hành đúng qui trình thay băng và 52,5% ĐD có kiến thức đúng về thay băng.

      Bệnh viện (BV) Nguyễn Tri Phương là BV đa khoa hạng I, sự phát triển của bệnh viện là do sự nổ lực phấn đấu của tất cả các chuyên khoa, đặc biệt là khối ngoại với các thủ thuật, phẫu thuật ngày càng nhiều và đa dạng, đơn cử tại khoa Ngoại Tổng Hợp mỗi ngày có hơn 30 BN được phẫu thuật, chăm sóc vết thương sau PT của ĐD cũng được thực hiện liên tục. Phòng Điều Dưỡng BV Nguyễn Tri Phương cũng đã cập nhật lại “Qui trình thay băng, cắt chỉ vết thương” trong năm 2018. Với mong muốn nâng cao hiệu quả của phòng ngừa NKVM, chúng tôi đã tiến hành “Đánh giá thực trạng thực hành thay băng vết thương sau phẫu thuật của ĐD khoa Ngoại Tổng Hợp BV Nguyễn Tri Phương” nhằm đánh giá sự tuân thủ qui trình thay băng vết mổ của ĐD khoa ngoại trong BV để kịp thời cải tiến qui trình theo trào lưu phát triển của các thủ thuật và phẫu thuật mới góp phần nâng cao hiệu quả điều trị cho BN.

KẾT LUẬN

Qua 450 lượt thay băng với sự tham gia của 15 điều dưỡng tại khoa Ngoại Tổng Hợp từ tháng 06 đến tháng 07 năm 2019 chúng tôi rút ra kết luận sau:

Mức độ tuân thủ thực hiện qui trình thay băng chúng tôi ghi nhận

  • Tỷ lệ ĐD thực hiện qui trình thay băng đạt 99,1%
  • Tỷ lệ ĐD thực hiện qui trình thay băng không đạt 0,9%
  • Không tháo băng bẩn, tháo găng dơ, mang găng mới 14,9%
  • Không thông báo, hướng dẫn, giải thích 15,1%
  • Ghi chép hồ sơ thiếu sót 16,4%
  • Nhận định BN không chính xác 18,2%

KIẾN NGHỊ

  • Cần thường xuyên giám sát thực hành thay băng, nhắc nhở ĐD tuân thủ đúng các bước trong qui trình thay băng của bệnh viện.
  • Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn về chăm sóc vết thương để củng cố kiến thức về thay băng và cập nhật thêm các kiến thức mới nhằm nâng cao chuyên môn cho ĐD.
  • Có qui trình kiểm tra đánh giá chuyên môn của ĐD theo định kỳ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (2018) Qui trình thay băng vết thương của bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2018.
  2. Bộ Y Tế (2011) Thông tư 07/2011/TT-BYT, ngày 26/11/2011 của Bộ Y Tế về hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện.
  3. Đỗ Hương Thu (2005). Đánh giá thực trạng quy trình kỹ thuật thay băng ở các khoa làm điểm chăm sóc người bệnh toàn diện tại bệnh viện Bắc Thăng Long”, Hội nghị khoa học Điều dưỡng nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh trong ngoại khoa lần thứ I, 243 - 252.
  4. Ngô Thị Huyền (2012). Đánh giá thực hành chăm sóc vết thương và tìm hiểu một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2012. Tạp chí Y học thực hành, 857 (1). 117.
  5. Phùng Thị Huyền và các cộng sự (2012). Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ quy trình thay băng thường quy của Điều Dưỡng Bệnh viện Đại học y Hà Nội. Y học thực hành, 879.
  6. Benson,  S.,  &  Powers,  J.  (2011). Your role  in infection  prevention:  Nursing  made  incredible easy. United State of America: Lippicontt Williams & Wilkins
  7. Famakinwa, T. T., Bello, B. G., Oyeniran, Y.  A., Okhiah, O., & Nwadike, R. N. (2014). Knowledge and  practice  of  post-operative  wound  infection prevention among nurses  in the surgical  unit of a teaching hospital in Nigeria. International Journal of  Basic,  Applied  and  Innovative  Research, 3(1), 23-28. 
  8. Joshi, R. (2014). A Study to assess the Knowledge and Practice of Staff Nurses Regarding Prevention of Surgical Site Infection among Selected Hospital in Udaipur City. International Journal of  Nursing Care, 2(2), 78-80. 
  9. S. Sadaf, et al. (2018) Nurse’s knowledge and practice regarding prevention of surgical site infection at allied Hospital Faisalabad. International Journal of Scientific & Engineering Research, Volume 9, Issue 5, 351 ISSN 2229-5518  

 

return to top