KẾT QUẢ CAN THIỆP MẠCH VÀNH QUA DA THÌ ĐẦU Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP ST CHÊNH LÊN TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG

Nội dung

Đặt vấn đề

Bệnh mạch vành là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong với chi phí điều trị rất lớn ở các nước đã phát triển, và đang tăng lên một cách nhanh chóng ở các nước đang phát triển.

Nhồi máu cơ tim là tình trạng hoại tử một vùng cơ tim, hậu quả củathiếu máu cục bộ cơ tim. Mặc dù có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị, nhưng nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp vẫn là một loại bệnh nặng, diễn biến phức tạp, có nhiều biến chứng nguy hiểm, luôn đe doạ tính mạng người bệnh, vì thế tỉ lệ tử vong vẫn còn cao.Can thiệp động mạch vành (ĐMV) thì đầu nhằm nhanh chóng tái thông ĐMV thủ phạm gây NMCT cấp, qua đó cải thiện khả năng sống còn của vùng cơ tim thiếu máu cục bộ và cải thiện tiên lượng cho bệnh nhân NMCT cấp, đặc biệt là NMCT cấp ST chênh lên.Từ 1/2013, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương đã triển khai thực hiện can thiệp động mạch vành qua da (CTĐMVQD) thì đầu. Việc đánh giá kết quả thủ thuật là việc làm thường xuyên để cung cấp thông tin cho thực hành lâm sàng. Nghiên cứu nàyđược thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của can thiệp động mạch vành qua da thì đầu trên bệnh nhân NMCT cấp ST chênh lên nhập viện và điều trị tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ tháng 12 năm 2014 đến tháng 5 năm 2016.

Kết luận

Can thiệp động mạch vành qua da thì đầu trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương là một thủ thuật có tỉ lệ thành công cao, an toàn và hiệu quả tương đương các trung tâm can thiệp tim mạch khác trong nước:

- Tỉ lệ thành công về mặt kỹ thuật là 92,7%

- Tỉ lệ thành công về lâm sàng là 91,9%.

Tài liệu tham khảo

1. Trần Hòa, Vũ Hoàng Vũ, Nguyễn Hữu Khoa Nguyên, Trương Quang Bình (2012) Kết quả  can thiệp mạch vành tiên phát (thì đầu) trong nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên tại bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, Phụ bản Số 1.

2. Phạm Văn Hùng, Nguyễn Quốc Việt, Hồ Văn Phước, Nguyễn Hoàng Kháng (2014) Đánh giá kết quả can thiệp động mạch vành thì đầu trong điều trị nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên tại Bệnh viện Đà Nẵng. Tập chí Tim mạch học Việt Nam, 68, 117-122.

3. Nguyễn Quang Tuấn (2005) Nghiên cứu hiệu quả của phương pháp can thiệp động mạch vành qua da trong điều trị nhồi máu cơ tim cấp. Luận án tiễn sĩ, Đại học Y Hà Nội.

4. Phạm Nguyễn Vinh, Nguyễn Lân Việt, Trương Quang Bình, và cộng sự (2011) Nghiên cứu quan sát điều trị bệnh nhân nhập viện do hội chứng động mạch vành cấp (MEDI- ACS study). Tạp chí Tim Mạch Học Việt Nam, 58, 12-25.

5. Hajime H, Masayuki T, Kazuo M, et al (1998) Long-Term Beneficial Effect of Late Reperfusion for Acute Anterior Myocardial Infarction With Percutaneous Transluminal Coronary Angioplasty. Circulation, 98, 2377-2382.

6. Kushner FG, Hand M, Smith SC Jr, et al (2009) Focused Updates: ACC/AHA Guidelines for the Management of Patients With ST-Elevation Myocardial Infarction (updating the 2004 Guideline and 2007 Focused Update) and ACC/AHA/SCAI Guidelines on Percutaneous Coronary Intervention (updating the 2005 Guideline and 2007 Focused Update): A report of the American College of Cardiology Foundation/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines. Circulation 120, 2271–2306.

7. Lincoff AM, Topol EJ (1997) Interventional catheterization techniques, in Heart Disease. A Textbook of Cardiovascular Medicine, 5 edition, pp. 1366-1387.

8. Philipp KH, Philipp C, Nicole H, et al (2003) Prediction of Clinical Outcome After Mechanical Revascularization in Acute Myocardial Infarction by Markers of Myocardial Reperfusion. J Am Coll Cardiol, 41, 532-8.

 

 

return to top