ỨNG DỤNG VẠT DA CÂN CÓ CUỐNG MẠCH NUÔI LÀ NHÁNH XUYÊN CỦA ĐỘNG MẠCH MÔNG TRÊN VÀ ĐỘNG MẠCH THẮT LƯNG TRONG ĐIỀU TRỊ LOÉT VÙNG CÙNG CỤT ĐỘ III, IV

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ

Loét mạn tính là bệnh lý thường gặp, đặc biệt là với những bệnh nhân phải nằm điều trị lâu dài. Tổn thương loét do tỳ đè trong đó có loét vùng cùng cụt chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại tổn thương khác nhau của loét mạn tính. Nếu không điều trị, loét có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, kể cả tử vong. Loét vùng cùng cụt độ III, IV gây tổn thương đến cân, xương cùng cụt vì vậy tổn thương cần được che phủ khi ổ khuyết hổng đã được cắt lọc sạch kết hợp với hút áp lực âm tạo nền vạt sạch, mô hạt tốt, hết các ngóc ngách và giảm dịch tiết tối đa. Năm 1988, Kroll và Rosenfield đã thực hiện vạt nhánh xuyên động mạch thắt lưng cho điều trị ổ loét cùng cụt. Năm 1993, Koshima I. lần đầu tiên đã sử dụng vạt nhánh xuyên của động mạch mông trên để điều trị cho 08 bệnh nhân loét vùng cùng cụt cho kết quả khả quan. Với ưu thế vạt có cuống mạch nuôi ổn định, cuống vạt dài, kích thước vạt lớn, góc xoay rộng nên vạt nhánh xuyên của động mạch mông trên được lựa chọn cho điều trị loét độ III, IV vùng cùng cụt. 

Ở Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân bị loét vùng cùng cụt cao, rất cần phác đồ điều trị phù hợp. Hiện tại, từ năm 2011 đến nay có một số tác giả trong nước như Nguyễn Việt Tiến, Lê Văn Đoàn, Trần Vân Anh, đã công bố một vài trường hợp riêng lẻ về kết quả điều trị loét vùng cùng cụt. Năm 2018, Nguyễn Văn Thanh đã thực hiện nghiên cứu giải phẫu nhánh xuyên ĐMMT và ứng dụng điều trị cho 37 trường hợp loét cùng cụt cho kết quả tốt 89,5%. Vạt nhánh xuyên động mạch thắt lưng là vạt có cuống mạch liền bán đảo nên có được cấp máu ổn định an toàn dễ thực hiện trên lâm sàng nên chúng tôi tiến hành đánh giá kết quả ứng dụng của hai loại vạt kể trên với chỉ định phù hợp trong điều trị ổ loét cùng cụt tại bệnh viện Nhân dân 115, Tp Hồ Chí Minh trừ tháng 4/2014 đến tháng 7/2018. 

KẾT LUẬN 

Điều trị phẫu thuật che phủ tổn khuyết vùng cùng cụt ở mức độ III, IV bằng vạt da cân có cuống mạch nuôi là nhánh xuyên của động mạch mông trên và động mạch thắt lưng có độ dày vừa đủ, che phủ hết diện tích khuyết hổng, nơi cho vạt được đóng da một thì đầu là sự lựa chọn hợp lý cho bệnh nhân bị loét vùng cùng cụt mạn tính độ III, IV.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bhagwat S. Mathur a,c, Shaun S. Tan b, F.A. Bhat c,Warren Matthew Rozen a,b, (2016) “ The transverse lumbar perforator flap: An anatomic and clinical study”, Journal of Plastic, Reconstructive & Aesthetic Surgery (2016) 69, 770-776014;8(3):309-314 Asian Spine J 2014;8(3):309-314
  2. Cilinger Meltem, Celik Esra, Findik Hasan, Duman Ali (2004) "The gluteal perforator - based flap in repair of pressure sores". The British Association of Plastic Surgeons 57, 342-347.
  3. Hurbungs A., Ramkalawan H. (2012) “Sacral pressure sore reconstruction - the pedicled superior gluteal artery perforator flap”, SaJS, vol 50, no.1.
  4. Koonhei W. Lui, Siwang Hu, Naveed Admad et al (2009) and “ Three- dimensional Angiography of the Superior Gluteal Artery and Lumbar Artery   Perforator  flap”, Plastic and Recontructyive Surgery, vol 123, n1,79-86
  5. Koshima I, Moriguchi T, Soeda Setal (1993), “The gluteal perforator - base flap for repair of sacral pressure sore”. Plast Reconstr Surg 91, 678-683.
  6. National Pressure Ulcer Advisory Panel (2007), “Pressure ulcer stages revised by the National Pressure Ulcer Advisory Panel”, Ostomy Wound Manage, 53(3), pp. 30-1.
  7. Sandipan Gupta1, Debarati Chatopadhyay1, Akhilesh Kumar Agarwal1(2014)  Paraspinal Transposition Flap for Reconstruction of Sacral Sof Tissue Defects:A Series of 53 Cases from a Single Institute, Asian Spine J 2014;8(3):309-314  Asian Spine

 

 

return to top