✴️ Bít ống động mạch

I. ĐẠI CƯƠNG

  • Còn ống động mạch là bệnh tim bẩm sinh thường gặp, bệnh chiếm 10% các dị tật tim bẩm sinh, đặc biệt trẻ sơ sinh thiếu tháng gặp 30%.
  • Còn ống động mạch là bệnh tim bẩm sinh có dòng shunt trái – phải, máu từ động mạch chủ sang động mạch phổi, bệnh biểu hiện sớm, đặc biệt với ống động mạch lớn gây tăng áp động mạch phổi.

 

II.   CHỈ ĐỊNH

  • Tất cả ống động mạch có biểu hiện lâm sàng đều phải đóng.
  • Ống động mạch có shunt qua ống là shunt trái – phải.

 

III.   CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Ống động mạch quá lớn so với cân nặng.
  • Ống động mạch có kèm theo bệnh lý khác cần phẫu thuật.
  • Rối loạn đông máu nặng.
  • Bệnh lý nội, ngoại khoa nặng khác mà chưa thể thông tim được.

​​​​​​​

IV.   CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • 01 bác sỹ (bs) đã làm thành thạo kỹ thuật, 01 bs phụ
  • 01 điều dưỡng đã được đào tạo phụ giúp làm cùng
  • 01 điều dưỡng phụ ngoài
  • 01 bác sỹ đã làm thành thạo gây mê
  • 01 phụ mê đã đưược đào tạo
  • 01 kỹ thuật viên X Quang đã làm thành thạo máy

2.   Phương tiện, dụng cụ, vật tư tiêu hao

  • Trang thiết bị

     + Máy chụp mạch

     + Máy gây mê

     + Máy theo dõi các chỉ số : mạch, điện tâm đồ, huyết áp không xâm nhập, huyết áp xâm nhập, SpO2, nhiệt độ.

     + Máy đo SaTO2

     + Máy Sốc điện

     + Máy sưởi ấm

     + Bơn tiêm điện

     + Máy truyền dịch

  • Vật tư tiêu hao

     + Ống thông các loại catheter : 2 – 5 catheter

     + Dây dẫn các loại : 2 – 5 dây

     + Bộ mở đường mạch máu các loại : 2 – 4 bộ

     + Bộ thả dù : 1 – 3 bộ

     + Dù bít lỗ thông liên thất : 1 – 2 cái

     + Coil đóng thông liên thất : 1- 2 cái

     + Bộ dây dẫn có đầu đôn đo áp lực : 1 – 2 bộ

     + Dây chụp cản quang áp lục cao : 1 – 2 dây

     + Bơm chụp cản quang áp lực cao : 1- 2 bơm

     + Thòng lọng : 1 – 2 cái

     + Bộ toan vô khuẩn dùng một lần : 1 bộ

     + Bộ chậu, bát, khay vô khuẩn : 1 bộ 1 chậu to, 3 bát nhỏ

     + Kim luồn các loại : 2 – 10 cái

     + Bơm kim : 5 – 20 cái

     + Kim lấy thuốc : 2 – 4 cái

     + Chạc ba : 2 – 4 chạc ba

     + Dây nối truyền : 2 – 4 dây

     + Bộ dây truyền dịch : 1 – 3 bộ

     + Gạc, bông vô khuẩn : 50 gram

     + Băng keo chun : 40 cm

  • Thuốc, dịch

     + Thuốc và dịch cấp cứu theo quy định.

     + Heparin khi làm thủ thuật liều 50iu/kg tiêm tĩnh mạch, nếu thời gian làm kéo dài trên 90 phút thì nhắc lại liều tiếp là 50iu/kg.

     + Thuốc kháng sinh : cephalosphorin thế hệ II – III, chế phẩm tiêm, liều theo từng thuốc, tiêm trước khi làm thủ thuật 30 phút và sau 8 – 12 giờ, thời gian tiêm 2 – 3 ngày.

     + Thuốc cản quang dạng tiêm tĩnh mạch

     + Dung dịch Natriclorua 0,9% 500ml x 5 chai

     + Dung dịch Ringerlactac 500ml x 1 – 2 chai

     + Dung dịch RingerGlucose 5% 500ml 1 – 2 chai

3.   Người bệnh

  • Siêu âm tim 2 lần
  • Điện tâm đồ
  • Chụp X Quang tim phổi
  • Xét nghiệm máu: công thức máu, sinh hóa máu, đông máu cơ bản, CRP, khám Tai Mũi Họng, HIV, ..
  • Gia đình bố hoặc mẹ người bệnh ký vào giấy chấp nhận thủ thuật sau khi nghe bác sỹ giải thích.
  • Người bệnh được tắm và vệ sinh trước chiều ngày hôm trước, nhịn ăn uống trước 4 – 6 giờ trước khi làm thủ thuật.
  • Người bệnh được  chuyển xuống phòng thông tim theo y lệnh.

4.   Hồ sơ bệnh án

  • Theo quy định của Bộ Y tế
  • Bác sỹ tiến hành thủ thuật ghi đầy đủ về chẩn đoán, cách thức tiến hành thủ thuật, và ký vật tư và dụng cụ sau khi điều dưỡng phòng thông tim tổng h p báo cáo dụng cụ và vật tư tiêu hao.
  • Giải thích về kỹ thuật cho người bệnh và gia đình người bệnh, đại diện gia đình người bệnh (bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ được pháp luật  công  nhận) ký cam kết đồng ý kỹ thuật.
  • Phiếu ghi chép theo dõi thông tim ống lớn đầy đủ theo quy định .

​​​​​​​

V.   CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

Kiểm tra lại chỉ định, chống chỉ định và cam kết đồng ý thực hiện thủ thuật.

2. Kiểm tra người bệnh

  • Tình trạng toàn thân
  • Thời gian nhịn ăn….
  • Bác sỹ thực hiện thủ thuật khám lại người bệnh.
  • Bác sỹ gây mê khám lại người bệnh và kiểm tra và đánh giá xét nghiệm để thực hiện gây mê theo quy trình gây mê.

3.Thực hiện kỹ thuật

  • Người bệnh nằm ngửa, hai tay đưa lên cao trên đầu.
  • Gây mê theo quy trình gây mê.
  • Chọc đường động mạch và tĩnh mạch đùi.
  • Máy chụp mạch để tư thế thẳng mặt và nghiêng trái 90 độ.
  • Chụp động mạch chủ với đầu ống thông ở quai động mạch chủ ngay vị trí ống động mạch với tư thế máy chụp mạch ở trên để thấy rõ hình dáng và kích thước ống động mạch, đo đường kính ống động mạch phía phổi, phia chủ và chiều dài ống động mạch trên máy chụp mạch, chọn dụng cụ đóng ống động mạch theo chỉ định của bác sĩ can thiệp tim mạch (có thể là dù bít ống động mạch bằng dù bít ống động mạch type I, II, Coil, hoặc dù bít thông liên thất, thông liên nhĩ).
  • Đưa ống thông cùng dây, đưa dây dẫn và ống thông từ tĩnh mạch đùi lên tĩnh mạch chủ dưới, tới nhĩ phải, qua van ba lá, vào thất phải, lên động mạch phổi, qua ống động mạch sang động mạch chủ xuống. Sau đó thay dây dẫn mền bằng dây dẫn cứng 260cm.
  • Bộ thả dụng cụ được bơm rửa để đảm bảo không có khí trong đó, rồi   được đưa vào tĩnh mạch đùi theo dây dẫn cứng tới động mạch  chủ xuống, rồi rút lại dây dẫn để lại bộ thả dụng cụ, sao cho đầu bộ thả dụng cụ ở phía dưới của ống động mạch khoảng 10cm.
  • Dụng cụ được nắp vào hệ thống cáp. Dụng cụ được rửa sạch bằng nước muối sinh lý, và  rút lại trong bộ phận kết nối với bộ thả dụng cụ, đảm bảo là  không có khí. Sau đó bộ kết nối này được nắp vào bộ thả dụng cụ và dụng cụ  được đẩy vào trong bộ thả dụng cụ. Khi dụng cụ đã lên tới đầu của bộ thả dụng cụ, thì từ từ đẩy cánh dụng cụ bên trái ra khỏi bộ thả dụng cụ vào động mạch chủ xuống để cánh dụng cụ mở ra, sau đó dụng cụ được kéo từ từ về chỗ thắt  của ống động mạch, sau đó tiếp tục mở toàn bộ dụng cụ còn lại bên phải động mạch phổi bằng cách kéo bộ thả dụng cụ về và đẩy dụng cụ ra. Kiểm tra chụp  lại động mạch chủ thấy dụng cụ đúng vị trí, không có shunt tồn lưu. Cuối cùng giải phóng dụng cụ khỏi cáp bằng cách xoay cáp ngược chiều kim đồng hồ.
  • Kết thúc thủ thuật thì rút toàn bộ hệ thống thả dụng cụ, cáp ra khỏi tĩnh mạch đùi, ép động mạch và tĩnh mạch đùi bằng tay, khi hết chảy máu thì băng ép bằng băng keo chun.

​​​​​​​

VI.   THEO DÕI

  • Tại phòng hồi tỉnh phòng thông tim

     + Theo quy trình gây mê

  • Theo dõi chảy máu mạch đùi nơi chọc.

     + Chuyển người bệnh về khoa: theo quy trình gây mê.

  • Theo dõi người bệnh tại khoa

     + Theo dõi băng ép đùi xem có chảy máu và tụ máu.

     + Tháo băng ép sau 24 gi .

     + Siêu âm tim sau thủ thuật

     + Người bệnh xuất viện sau 1 – 3 ngày.

​​​​​​​

VII.  TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

  • Tai biến trong khi làm thủ thuật
  • Tuột dụng cụ, dụng cụ sau khi giải phóng không đúng vị trí : phải lấy lại bằng thông tim hoặc hội chẩn ngoại để phẫu thuật lấy lại dụng cụ.

     + Chảy máu màng ngoài tim: truyền máu, chọc hút máu màng ngoài tim, phẫu thuật khi cần thiết.

     + Chảy máu tĩnh mạch do rách: băng ép, truyền máu, phẫu thuật khi cần thiết.

     + Rối loạn nhịp tim: xử trí rối loạn nhịp tim theo từng loại rối loạn nhịp tim thuốc loạn nhịp, sốc điện…

  • Tai biến muộn

     + Tụ máu nơi chọc động mạch, tĩnh mạch đùi: băng ép, khâu cầm máu…

     + Nhồi máu, tắc mạch: hội chẩn chuyên khoa để xử trí từng loại.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top