✴️ Phẫu thuật tạo hình khe hở môi một bên

Nội dung

I/ ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị khuyết tật khe hở môi bẩm sinh, tái tạo lại cấu trúc giải phẫu, phục hồi các chức năng và thẩm mỹ

 

II/ CHỈ ĐỊNH

- Khe hở môi một bên bẩm sinh

 

III/ CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Tình trạng toàn thân không cho phép điều trị

 

IV/ CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Phẫu thuật viên: Bác sỹ răng hàm mặt đã được đào tạo về phẫu thuật Hàm mặt

- Kíp phẫu thuật.

- Kíp gây mê.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ.

- Bộ phẫu thuật phần phần mềm hàm mặt

2.2 Thuốc và vật liệu

- Thuốc tê tại chỗ có Adrenalin 1/100.000

- Chỉ vicryl 4.0, 5.0, 6.0

- Chỉ nilon 5.0….

3. Người bệnh

- Người bệnh hoặc người giám hộ được giải thích và đồng ý điều trị

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

 

V/ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

- Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước kỹ thuật

3.1 Sát khuẩn.

3.2 Vô cảm

- Gây mê toàn thân.

3.3. Tạo hình khe hở môi

- Thiết kế đường rạch: Dùng bút chuyên dụng vẽ đường rạch da hai bên khe hở theo phương pháp đã lựa chọn.

- Gây tê tại chỗ hai bên bờ khe hở bằng thuốc tê có Adrenalin 1/100.000.

- Rạch da và mô dưới da theo đường vẽ đã được thiết kế.

- Bóc tách mép vết mổ theo 3 lớp:

  • Da.
  • Cơ vòng môi.
  • Niêm mạc.

- Rạch đường giảm căng ngách tiền đình bên khe hở.

- Cầm máu bằng dao điện.

- Khâu phục hồi môi tuân thủ các mốc giải phẫu và theo trình tự:

  • Lớp niêm mạc nền mũi.
  • Lớp niêm mạc môi.
  • Cơ vòng môi.
  • Da.

- Băng vô khuẩn.

 

VI/ THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong phẫu thuật

- Chảy máu: Cầm máu.

2. Sau phẫu thuật

- Nhiễm khuẩn: Điều trị kháng sinh toàn thân và chăm sóc tại chỗ

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top