✴️ Sốc phản vệ

1. TRIỆU CHỨNG:

- Ngay sau khi tiếp xúc với dị nguyên vài phút đến vài giờ.

- Mắt: ngứa, chảy nước mắt, xung huyết kết mạc, phù quanh ổ mắt.

- Hô hấp: khó thở, tiếng rít thanh quản.

- Thần kinh: lo lắng, bồn chồn, hốt hoảng, sợ hãi, thoáng ngất, co giật.

- Tim mạch: nhịp tim nhanh, HA tụt, loạn nhịp.

- Tiêu hóa: buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đau bụng.

- Da: ngứa, đỏ da, mày đay, phù Quinck.

 

2. XỬ TRÍ:

2.1.Tại chỗ:

- Ngừng ngay đường tiếp xúc với dị nguyên.

- Cho bệnh nhân nằm tại chỗ, đầu thấp chân cao, nằm nghiêng an toàn nếu có nôn.

- Thuốc: adrenalin là thuốc cơ bản để điều trị sốc phản vệ.

  • Adrenalin dung dịch 1/1000 ống 1ml = 1 mg, tiêm dưới da, tiêm bắp ngay sau xuất hiện sốc phản vệ liều 1/2 – 1 ống với người lớn. Ở trẻ em cần pha loãng ống 1 ml (1mg) + 9 ml nước cất = 10 ml sau đó tiêm 0,1ml/kg, không quá 0,3 mg.
  • Tiếp tục tiêm Adrenalin liều như trên 10 – 15 phút/lần đến khi HA trở lại bình thường.
  • Nếu sốc quá nặng đe dọa tử vong có thể tiêm TM, bơm qua ống nội khí quản, bơm qua màng nhẫn giáp.

2.2. Điều trị phối hợp:

- Xử trí suy hô hấp:

  • Thở oxy, bóp bóng Ambu, đặt ống NKQ, thông khí nhân tạo.
  • Truyền tĩnh mạch aminophylin 1mg/kg/h hoặc dùng Salbutamol, terbutalin 0,2 µg/kg/phút.
  • Xịt họng hoặc khí dung Terbutalin, Salbutamol.

- Truyền dịch NaCl 0,9% 1 – 2 lít, có thể duy trì adrenalin bắt đầu liều 0,1 µg/kg/phút và có thể tăng liều để duy trì HA ổn định

- Các thuốc khác:

  • Methylprednisolon 1mg/kg/4 giờ.
  • Kháng thụ thể H1: Dimedrol.

- Uống than hoạt nếu dị nguyên qua đường tiêu hóa: 1g/kg.

- Băng ép chi phía trên chỗ tiêm hoặc đường vào của nọc độc nếu có thể.

- Chú ý theo dõi bệnh nhân ít nhất 24 giờ sau khi HA đã ổn định

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top